ĐÁP: Chúng tôi hoàn toán tán thán trước một “nghi vấn” rất hợp lý của bạn! Khi
đọc kinh điển Phật giáo, nếu ai cũng biết đặt ra những suy tư, thắc mắc thì con
đường hoàn thiện tri thức sẽ gần lại với mỗi người.
Đúng như bạn đã hiểu, ngài A Nan sanh vào năm mà Đức Thế Tôn vừa thành đạo, đến
năm 25 tuổi mới xuất gia. Trong cuộc đời của ngài A
Vì lẽ, trong suốt hai mươi lăm đầu, Đức Thế Tôn không có thị giả riêng. Khi thì
ngài Nàgasamlà, khi thì ngài Nàgita… thay nhau đảm nhận công việc thị giả. Đến năm
56 tuổi, vì quán sát căn cơ của chúng sanh và cũng như để thuận lợi hơn trọng
cuộc hoằng hoá tử chúng nên Đức Thế tôn muốn có một vị thị giả thường trực.
Trong lúc ấy, các vị đại đệ tử nhu ngài Xá lợi Phất, Mục
Kiền Liên, Kiều Trần Như… đưa ra nhiều ứng viên có khả năng đảm nhiệm công việc
thị giả nhưng không được Phất chấp nhận.Cuối cùng, chư vị Tỳ kheo đề nghị ngài
A Nan làm thị giả. Trước tình hình này, ngài A Nan nhận lời nhưng với một lời
thỉnh cầu mang tính điều kiện. Đó là ngài sẽ đảm nhận trọng trách làm thị giả
cho Đức Thế Tôn nếu như Thế Tôn chịu từ chối bốn việc và chấp nhận bốn liên
quan đến A
Bốn việc từ chối đó là: không cho A Nan y, đồ ăn, một phòng riêng và được mời
ăn, vì nếu không từ chối thì ảnh hưởng của tứ chúng đối với ngài A Nan sẽ không
tốt. Bốn việc chấp nhận: Thứ nhất, nếu A Nan được mời thọ trai thì Thế Tôn sẽ
sẵn lòng đi dự.Thứ hai, Thế Tôn sẵn lòng gặp những người ở xa đến và do A Nan
giới thiệu. Thứ ba, Thế Tôn chấp nhận cho A Nan tiếp kiến nếu như A nan gặp
phải những sự phân vân, khó xử. Thứ tư, Thế Tôn sẽ giảng lại những bài kinh khi
A Nan vắng mặt. (Theo Tiểu Bộ kinh III, Trưởng Lão Tăng Kệ, chương 17, phẩm Ba
mươi kệ, phần Ananda, NXB. tP.HCM, 2000, tr.456). Trong bốn điều chấp nhận mà ngài
A Nan đã đưa ra, đáng chú ý nhất là điều cầu thỉnh sau cùng: Phật sẽ giảng lại
những bài kinh mà A Nan chưa được nghe. Cũng tương tự như thế, trong kinh Đại
Bát Niết Bàn (Bắc bản), ngài Xá Lợi Phất đã khẳng định với tứ chúng rằng, ngài
A Nan hầu Phật trên 20 năm, có tám điều không thể nghĩ bản, điều thứ năm là cầu
thỉnh Đức Phật thuyết cho ngài nghe 12 bộ kinh (Ngũ giả, tự sự ngã lai trì ngã
sở thuyết thập nhị bộ kinh), (Đại Bát Niết Bàn kinh, quyển 40, Đại Chánh tân tu
Đại tạng kinh).
Như vậy, căn cứ vào Tiểu Bộ kinh và Đại Bát Niết Bàn kinh đều đề cập đến một
lời thỉnh cầu rất mực quan trọng: xin Đức Phật thuyết cho A Nan nghe những bài
pháp mà A Nan không được dự trong các pháp hội trước đó. Đây là một trong những
lời thỉnh cầu quan trọng để rồi từ đây, ngài A Nan có đủ điều kiên nhân duyên
nghe lại toàn bộ pháp thoại mà Đức Phật đã thuyết, không loại trừ những bài
pháp mà Đức Phật đã thuyết trước lúc A Nan xuất gia. Mặt khác, cũng nên lưu ý
rằng, với tư chất thông tuệ, ngài A Nan có một khả năng ghi nhớ tất cả những
lời giảng dạy của Phật. Điều này, Đức Phật đã khẳng định như sau: “Tỳ kheo bậc
nhất trong chúng Thanh văn của Ta: biết thời, rõ vật, gặp vật không nghi, ghi
nhớ không quên, nghe nhiều sâu rộng, kham nhẫn kính thờ người tên là “Tỳ khoe A
Nan” (Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tăng Nhất A Hàm I, Viên NCPHVN ấn hành,
1997, tr.69). Do đó, dường như trong tất cả các kinh văn mà chúng ta thường trì
tụng sau này đều được khởi đầu bằng sự khẳng định của A Nan: “tôi nghe như vầy”
và sự khẳng định đó hoàn toàn đầy đủ cơ sở vì chính bản thần ngài A Nan đã
nghe.
Suốt hai mươi lăm năm trời, bất kể thời gian, sự khắc nghiệt của thời tiết,
điều kiện sức khoẻ của bạn thân mình:ngài A Nan đã bất chấp tất cả để thực hiện
trọn vẹn sức mạng thị giả hầu Phật. Ngoài công việc thường nhật hầu cận Đức Thế
Tôn, ngài A Nan còn là một sự giả truyền đạt thông tin cho tứ chúng, khởi phát
nhân duyên để Phật cho phép nữ giới được xuất gia, giúp đỡ huynh đệ đồng tu
trong lúc khó khăn, bệnh tật… và trên hết, công hạnh vĩ đại nhất của ngài A Nan
là nhờ khả năng ghi nhớ vô song của mình làm pháp vị của Đức Thế Tôn vẫn còn
lưu lộ và làm tươi nhuận nhân gian.
Nguồn tin: theo Phật Pháp Bách Vấn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự