ĐÁP:
Giám
Trai sứ giả là thiên thần trông nom việc ăn uống cho chúng Tăng. Vì có công đức
hộ pháp, giữ gìn chốn già lam nên được tôn xưng Bồ tát. Giám Trai sứ giả thường
được thờ ở trai đường hoặc nhà trù trong các chùa viện ở Trung Hoa và Việt
Hình
tượng của Giám Trai rất đa dạng. Theo Phật Quang đại từ điển, tượng Giám Trai
có mặt xanh, tóc đỏ; hình dạng thiên thần kì dị và uy dũng. Tại chùa Thiếu Lâm
(Trung Quốc),tượng Giám Trai có mặt đen, tay cầm búa, mạnh mẽ, võ nghệ siêu
phàm (Thích Đức Niệm, Pháp ngữ lục, Nguồn gốc võ Thiếu Lâm). Nhưng Giám Trai ở
các chùa Việt thì có hình dáng bình dị gần gũi với con người. Giám Trai chùa
Tây Phương (hà Tây) có dáng dấp của vị quan văn nho nhã, đội mỹ cánh chuồn,
chân đi hài, ngồi trên bục (Chu Quang Trứ, Chùa Tây Phương).Còn Giám Trai ở Hội
Linh cổ tự (Cần Thơ) thì dân dã như nông dân: Ngài ngồi tư thế nghỉ ngơi, một tay
tì lên cán búa dựng trước ngực, ở trần, quần vận lưng, mặt xương, má lõm, đôi
mắt sáng quắc (Phan Hữu Tường, Hội Linh cổ tự). Và đây cũng là hình tượng Giám
Trai sứ giả Bồ tát phổ biến ở các chùa miền
Sử
liệu về Giám Trai sứ giả,hiện chúng tôi được biết có hai quan niệm. Thứ nhất,
Giám Trai là hiện thân của La hán Tân Đầu Lô Phả La Đoạ (Pindola Bhàradvàja).
Theo Thích thị yếu lãm (q.hạ) và Đạo An truyện thì việc thờ Thánh tăng Tân Đầu
Lô trong trai đường bắt nguồn từ ngài Đạo An (312-385): “Đạo An pháp sự mộng
thấy một nhà sư người Hồ (Ấn) tóc bạc mày dài, nói rằng: Cứ hàng ngày dọn cơm cho
ta ăn, về sau sẽ có Luật Thập tụng. Đạo An biết ngay rằng đó là La hán Tân Đầu
Lô bèn dựng bệ thờ trong thực đường, đặt thức ăn cúng đường. Về sau, các chùa
lấy đó làm phép tắc”.
Từ cơ sở này, truyện Hai con cọp tinh ở Hoành sơn (đời Đường)
thuật: “Trong nhà trai thờ tượng cốt một vị Tăng, lông mày trắng rủ dài, hiệu
Giám Trai sứ giả Tân Đầu Lô Phả La Đoạ Xà Tôn giả” (Minh Chiếu sưu tập, Truyện
cổ Phật giáo, tập II). Quan niệm này ngoài Đạo An truyện, có thể ảnh hưởng từ
danh hiệu đệ nhất ứng cúng và tư tưởng của bộ Pháp Trụ ký cho rằng La hán Tân
Đầu Lô phụng hành ý chỉ Phật,ở lại trần gian ủng hộ, xiển dương Phật pháp.La
hán “mày trắng” đã thị hiện ứng cúng trong lễ cúng dường của vua a Dục, hoá độ
Lương Võ đế và xác chứng sự nghiệp phiên dịch kinh điển của Đạo An v.v… Tuy
vậy, cứ Tăng Nhất A Hàm 1 và Tăng Chi Bộ I thì Tôn giả Tân Đầu Lô chỉ là vị
Thánh đệ tử bậc nhất về hàng phục ngoại đạo, rống tiếng rống sư tử.
Một
quan niệm khác về Giám Trai sứ giả, theo kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông,
q.VI,mục IV- Nhĩ căn viên thông (đời Minh), dẫn tích rằng Ngài là thị hiện của
thần Khẩn Na La Vương, một vì thần Gia Lam thủ hộ chùa Thiếu Lâm (thời Tam
Quốc), có công đánh đuổi giặc cướp. Vị lão tăng ở Thiếu Lâm tự suốt ngày chỉ bổ
củi, nấu cơm nhưng khi đối diện với giặc cướp thì công thủ phi phàm, bảo vệ
bình yên ngôi Tam bảo rồi sau đó mai danh ẩn tích. Vì thế, chư Tăng chùa Thiếu
Lâm tạc tượng ngài sắc mặt đen, tay cầm búa để thờ trong trai đường và nhà trù,
xưng Giám Trai sứ giả đồng thời còn tôn xưng Khẩn Na La Vương Bồ tát.
Thực ra,
Khẩn Na La Vương là Ca thần hay Nghi thần, thần pháp nhạc của Đế Thích thuộc
Bát bộ chúng, phát nguyện ủng hộ Phật pháo, giỏi về tấu pháp nhạc như Tứ đế,
Thập nhị nhân duyên,Lục ba la mật… Trong Nghi thức chúc tán Giám Trai (Nghi lễ,Thích
Hoàn Thông), có xưng niệm danh hiệu
Trở
lại vấn đề Giám Trai sứ giả Bồ tát với hình dáng ngồi ở trần, tay cầm búa, dáng
vẻ thong dong tự tại hiện được tôn thờ khá phổ biến ở Nam Bộ cùng với tôn hiệu
Giám Trai sứ giả Đại Thánh Khẩn Na La Vương chi thần, cho thấy vị Giám Trai
“cầm búa, bổ củi, nấu cơm” ở các chùa miền Nam có xuất xứ từ “vị Giám Trai sứ
giả mặt đen, tay cầm búa” của chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc.
Nguồn tin: theo giacngo.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự