Tài
thí, lại chia ra “nội tài” và “ngoại tài”. Ngoại tài là chỉ cho tất cả châu
báu, đất nước và vợ con; những thứ này đều có thể bố thí cho người. Căn bản
hành Bồ tát đạo là không thấy có “người”, không thấy có “ta”, cho nên cái của
tôi cũng là của quý vị; cái của quý quý vị, tôi cũng không nhất thiết muốn có.
Do không phân biệt tướng nhân tướng ngã, nên Bồ tát có thể xả bỏ đất nước, xả
bỏ gia đình, thậm chí đến vợ con cũng không màng! Giống như Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni vốn sẽ làm hoàng đế, nhưng Đức Phật không làm, lại đi làm hòa thượng.
Đức Phật vốn có ba người vợ rất xinh đẹp, Ngài đều bỏ hết. Bỏ đi sự vinh quang
của một vị quốc vương, đến núi Tuyết tu đạo. Nội tài chính là cái mà bản thân
quý vị có. Giống như đầu, có người cần cái đầu này phải không? Chỉ cần quý vị
muốn, Bồ tát đều cho hết. Mắt, có người cần cặp mắt này chứ gì? Bồ tát liền bố
thí cho người đó. Đầu, mắt, não, tủy, da, máu, thịt, gân, xương bất kỳ bộ phận
nào trên thân, Bồ tát cũng đều có thể bố thí cho người.
Pháp
thí (bố thí pháp), chính là thuyết pháp làm lợi ích cho chúng sanh; thuyết
giảng Phật pháp, giáo hóa hết thảy chúng sanh. Nên nói “
Vô
úy thí (bố thí sự không sợ hãi), tức là mỗi người chúng ta đều sẽ có lúc gặp phải
tai bay họa gởi, khiến cho quý vị vô cùng sợ hãi; người ta đang trong lúc sợ
hãi, quý vị đến an ủi họ: “Anh không nên sợ! không nên căng thẳng, mọi việc đều
có cảm ứng. Tâm của anh tốt như vậy, tương lai nhất định sẽ không có quả báo gì
xấu đâu!” Làm cho người đó không còn tâm trạng sợ hãi, đây gọi là Vô úy thí.
(2) Trì giới.
Mỗi
người chúng ta đều biết có năm giới, tám giới, mười giới, mười giới nặng bốn
mươi tám giới nhẹ, Tỳ kheo hai trăm năm mươi giới, Tỳ kheo ni ba trăm bốn mươi
tám giới; giới luật có nhiều loại phải giữ như thế.
(3) Nhẫn nhục.
Nhẫn
nhục này là một phương pháp tốt nhất, nếu quý vị nhẫn nhục được thì quý vị sẽ
có bảo bối. Nên nói “Nhẫn thị vô giá bảo, nhân nhân sử bất hảo”, “nhẫn” này là
món châu báu vô giá; nhưng vật báu vô giá này, không ai biết dùng cả. Vì sao
thế? Vì nhẫn một lần thì còn có thể nhẫn, nhẫn hai lần thì miễn cưỡng, nhẫn ba
lần thì nổi nóng lên: “Hừ! Tại sao anh ăn hiếp tôi như thế? Anh cho rằng tôi sợ
anh sao? Chẳng qua là tôi nhịn anh thôi! Anh ăn hiếp tôi như thế hết lần này
đến lần khác, được nước lấn tới, đó chẳng phải đuổi giết tận gốc hay sao? Anh
thật quá đáng!” Nổi nóng lên, liền tranh đấu lại. Đó là vì không áp dụng được
chữ “nhẫn” này.
Hình
như trước kia tôi đã giảng qua, có một vị Hòa thượng tu hạnh nhẫn nhục, trước
cửa phòng Hòa thượng có treo một tấm biển đề ba chữ “Tánh như hôi”; ý nói tánh nguội
lạnh giống như tro tàn vậy, một chút nóng giận cũng không có. Suốt ngày Hòa
thượng ở trong đó dụng công tu hành, không hề biết nổi giận, tánh tình trở nên
rất nhu hòa, linh hoạt giống như nước vậy. Bấy giờ có một vị Bồ tát đến thử Hòa
thượng này.
Đến
nơi, Bồ tát hỏi: “Mấy chữ này của Hòa thượng viết là chữ gì vậy?” Hòa thượng
đáp: “Tánh như hôi”. Vài phút sau, người này lại hỏi: “Mấy chữ này của Hòa
thượng viết là chữ gì vậy?” Hòa thượng lại đáp: “Tánh như hôi”. Chẳng được mấy
chốc, người này lại hỏi tiếp: “Mấy chữ này của Hòa thượng là chữ gì vậy? Con
nhớ không rõ!” Hòa thượng đáp: “Tánh như hôi”. Người này cứ thế mà hỏi khoảng
mấy chục, mấy trăm lần, cuối cùng đã làm phát khởi được sự sân hận trong con
người Hòa thượng: “Tánh như hôi, tánh như hôi! Sao ngươi cứ lải nhải hoài thế,
Ta ở đây tu đạo, ngươi đến làm phiền ta mãi!” Người này bảo: “Ồ! Thì ra trong
tro vẫn còn lửa!” Nói xong, Bồ tát liền vọt thân bay lên hư không; vị Bồ tát
này vốn là vị nào vậy? Đó là Bồ tát Quán Thế Âm đến thử Hòa thượng. Kết quả lần
này cho thấy, tu hành “Tánh như hôi” mấy chục năm trời, Bồ tát Quán Âm vừa đến
thử thì đã rớt. Bồ tát Quán Thế Âm bảo: “Ông phải gia công tu tiếp nhé! Đợi hai
mươi năm sau, ta sẽ lại đến thử ông đó!” Quý vị xem, tu hạnh nhẫn nhục không
phải dễ; nhẫn, chính là phải không còn một chút tánh nóng nào.
Lúc
trước, khi còn làm một người đệ tử, tôi không bao giờ dám nổi giận; cho dù ở
trước hay không ở trước mặt sư phụ, tôi đều không dám nổi giận. Vì sao vậy? Vì
vị sư phụ đó của tôi, không hề có tánh xấu giống như tôi, sư phụ rất mực từ bi.
Nếu như thấy tôi nổi nóng, sư phụ liền không dùng cơm; sư phụ bảo: “Ta giáo hóa
đệ tử, nhưng chưa dạy dỗ tốt! A! Ta không đáng ăn cơm.” Vì sư phụ không dùng
cơm, cho nên tôi cũng không dám nổi nóng nữa.
Thế
thì tôi có tánh nóng giận không? Tánh nóng giận của tôi lớn hơn bất kỳ người
nào, người nóng tánh nhất cũng không bằng tôi; nhưng vì đã xuất gia tu hành,
nên tôi đã sửa đổi tánh xấu này. Hiện tại đến nước Mỹ, mới thâu nhận vào ba đệ
tử người Mỹ, những người Mỹ này, vốn khi chưa xuất gia đều không có tánh nóng
giận; vừa xuất gia xong, chưa học cách đùm bọc lẫn nhau thì lại học được cách
nổi nóng, biết nổi nóng. Hôm qua, có hai người đệ tử đến chỗ tôi nhờ phân xử;
người này nói người kia nổi nóng, người kia nói người này nổi nóng. Rốt cuộc ai
nổi nóng? Tôi cũng không quan tâm! Lần này tôi đưa ra một quy luật.
Quy
luật như thế nào? Là tôi không quan tâm ai nổi nóng, ai phải, ai quấy, tóm lại
người nào nổi nóng thì phải quỳ gối trước Phật một ngày một đêm, trong suốt hai
mươi bốn tiếng đồng hồ không được phép đứng dậy, không được phép đi đại tiện hay
tiểu tiện, không được phép ăn cơm, không được phép uống nước, không được phép
ngủ nghỉ. Đây là quy luật tôi đưa ra, nếu như quý vị không chấp hành theo,
không chịu quỳ gối trước Phật, tôi sẽ đến quỳ thế cho quý vị, tôi sẽ làm đúng
như quy luật đã đưa ra. Quý vị thử xem! Nhưng không chỉ một người quỳ, vậy phải
như thế nào? Bất luận là người nào nổi nóng - hiện tại tôi có ba đệ tử người
Mỹ, thì cả ba phải cùng quỳ; cho dù hai người kia không có nổi nóng, cũng phải
quỳ theo. Có người hỏi: Một người nổi nóng, hai người phải quỳ theo? Điều này
chẳng công bằng tí nào! Phải không công bằng như thế! Nếu nói công bằng, thì
trên thế gian này không có việc gì công bằng cả. Nếu như quý vị sợ, thì mọi người
đều không nên nổi nóng. Nếu giấu không cho tôi biết ai đã nổi nóng, thì cũng bị
phạt như thế. Quý vị không cho tôi biết à? Tôi có thiên lý nhãn, có thuận phong
nhĩ, sẽ có người bảo cho tôi biết. Lúc đó, quý vị phải chấp hành theo quy luật.
Tất cả đều nghe rõ cả chứ? Đây cũng là một cách tu tập “hạnh nhẫn”.
Vì
sao lại bắt quý vị quỳ? Không cho ăn, không cho uống, không cho ngủ, đó cũng là
một cách “tu tập hạnh nhẫn”. Chẳng phải quý vị còn nổi nóng sao? Người có tánh nóng,
nên tu tập “nhẫn” này. Đây cũng là một “hạnh nhẫn” - quỳ gối trước Phật, phải
nhẫn sự đau đớn của đầu gối. Bây giờ quý vị đều nghe rõ cả rồi chứ? Nghe rõ cả
rồi thì sau đó sẽ lập ra hiến pháp. “Vị sư phụ này thật là lợi hại! Tôi cũng
không dám xuất gia với ông ta.” Có vài người muốn xuất gia, rốt cuộc lại không
dám xuất gia. Nếu như quý vị sợ thì đừng nổi nóng, sẽ chẳng có việc gì. Đây
không phải là quy luật do tôi lập ra, mà đây là người có lỗi tự chuốc lấy; quỳ
hay không quỳ là tại người đó, chứ không phải tại tôi.
Vì
sao phải lập ra quy luật này? Nếu như tôi không lập ra thì sau này có nhiều đệ
tử rồi, anh đánh tôi, tôi đánh anh, người này đến nhờ phân xử, người kia cũng
đến chỗ sư phụ, phải nói ai đúng, ai sai đây, ngay cả tòa án suốt ngày cũng không
xử xong những việc rắc rối như thế. Người tu đạo, làm sao có thể nóng giận được
chứ? Không thể được. Nếu như có đệ tử, vì việc dạy dỗ mà quý vị nổi giận với đệ
tử, việc đó vẫn còn có thể thông cảm; đằng này lại nổi nóng với các sư huynh đệ
thì không thể được. Cho nên nói: “Nhẫn là vật báu vô giá, nhưng không ai biết
cách sử dụng; nếu ai có thể sử dụng được nó, thì mọi việc đều trở nên tốt đẹp.”
Nếu quý vị biết cách áp dụng chữ “nhẫn” này thì mọi việc đều sẽ tốt đẹp, nếu
không biết cách áp dụng chữ “nhẫn” này thì việc gì cũng đều gây ra lầm lỗi.
(4) Tinh tấn.
Tinh
tấn có “thân tinh tấn” và “tâm tinh tấn”. Thân tinh tấn là chỉ cho sự dụng công
tu hành như lễ Phật, tụng kinh, trì chú v.v..mỗi một thời một khắc đều không
giải đãi, cũng không ngủ nhiều. Tâm tinh tấn chính là niệm ở đâu tâm ở đó, “chuyên
cần tu giới định tuệ, diệt trừ tham sân si”, dọn sạch tâm tham, tâm sân, tâm si
trong lòng; quý vị phải tinh tấn, sau mới có thể tu hành, tham thiền tĩnh tọa.
Làm người tu không phải dễ, không thể ngày ngày nằm ngủ, phải đêm ngày tinh
tấn, tinh tấn dụng công một cách thật sự; không thể nói toàn tu cho người khác,
gọi người ta đến xem mình dụng công tu hành. Có người nhìn thấy, hay không có người
nhìn thấy, đều phải dụng công tu; dụng công tu hành là tu cho mình, chớ không
phải tu cho người khác xem.
(5) Thiền định.
Chính
là phải ra công tham thiền tĩnh tọa, tu tập thiền định. Để tham thiền tĩnh tọa,
cần phải có sự tinh tấn hỗ trợ. Nếu quý vị không tinh tấn, hôm nay hoa sen, ngày
mai lại hoa mẫu đơn, luôn luôn thay đổi. Cho nên nói “Nhất nhật bộc chi, thập
nhật hàn chi” (một ngày phơi nóng, mười ngày để lạnh), giống như đồ vật, quý vị
phơi nó một ngày, lại để đông lạnh mười ngày, như thế có lợi ích gì? Tu hành cũng
thế, quý vị tu một ngày, lại nghỉ mười ngày; “tu và nghỉ” đều có âm tiếng Hoa
là “xiu”, nhưng một cái là “xiu” của “xiu xing” (tu hành), một cái là “xiu” của
“xiu xi” (nghỉ ngơi); tu hành như thế thì không thể đạt được công phu của thiền
định.
(6)
Bát nhã.
Bát
nhã độ cũng là cái quan trọng nhất, chúng ta tu hành nhất thiết phải có trí
tuệ; nếu không có trí tuệ thì cũng không có cách nào để tu hành. Người ngu si
tu hành, dụng công tiến về phía trước, cho dù dụng công như thế nào cũng không thể
thành công; người có trí tuệ thì cho dù ở đâu, lúc nào cũng đều là dụng công,
đều thấy được bát nhã thực sự. Cho nên nói “Thúy trúc hoàng hoa, vô phi bát
nhã” (trúc biếc hoa vàng, không cái nào chẳng phải là bát nhã); người ấy nhìn
thấy cái gì cũng đều là trí tuệ. Giống như Quả Ninh thưa với tôi là: Quả Hiện
nói Quả Ninh vừa mở miệng ra là mắng Quả Hiện. Mắng “ai”? Đây há chẳng là ngu
si sao? Nếu là người có trí tuệ thì làm sao bị người ta mắng? Cho dù Quả Ninh
có mắng Quả Hiện, nếu Quả Hiện là người có trí tuệ thì sẽ không tiếp nhận lời
mắng ấy, lời mắng này sẽ trở về lại chủ nhân của nó.
Trong
“Kinh Tứ Thập Nhị Chương” nói, có người chửi Phật, Phật vẫn thản nhiên và bảo
người ấy: “Ngươi chửi Như Lai, Như Lai không tiếp nhận, thì lời chửi ấy sẽ trở
về với ngươi! Giống như ngẩng mặt lên trời mà phun nước bọt, thì bãi nước bọt này
sẽ rơi trở lại trên mặt của ngươi!” Cho nên không cần bảo người ta đừng chửi
quý vị, cho dù người ta có chửi, nếu quý vị không nhận, thì lời chửi ấy xem như
không có. Khi người ta chửi quý vị, quý vị nghe và cho rằng: “Ồ! Anh ta đang
hát cho mình nghe.” Hoặc “Ồ! Mình không biết anh ta đang chửi. Anh ta đang nói
tiếng Nhật? Hoặc đang nói tiếng Hoa? Lại càng không phải nói tiếng Pháp?” Vì
lời anh ta nói, quý vị không hiểu, nên xem như không có chuyện gì; như vậy mới
chính là có trí tuệ thật sự! Nếu quý vị hiểu được “anh ta chửi mình”, xét cho
cùng “mình” là ai? Đã là Bồ tát thì không còn “tướng mình, tướng người, tướng chúng
sanh và tướng thọ giả”, thế tại sao vẫn còn một cái “tôi” chứ? Người xuất gia
phải quăng bỏ cái “tôi” này xuống biển Thái Bình Dương, không cần đến nó nữa;
phải không còn có cái “tôi”, thế mới được!
Đây
là “Tu đại hạnh” thứ năm; đang giảng về phần tu “Lục độ”, ngoài ra lại có “Vạn
hạnh; Vạn hạnh là ý nói Bồ tát thực hành nhiều pháp môn. Nếu nói tường tận hơn thì
không dừng lại ở “Vạn hạnh”, pháp môn thực hành có đến tám vạn bốn ngàn loại;
nhưng do điều kiện thời gian giới hạn, nên tôi không thể phân tích từng cái
một.
Bây
giờ chúng ta giảng đến “ba tâm”. Bồ tát phải “quét sạch ba tâm, không còn bốn
tướng” (tảo tam tâm, phi tứ tướng). Tảo, giống như trên đất có bụi, dùng một
cây chổi, quét sạch những bụi bặm đó. Chúng ta cũng nên quét sạch ba tâm này của
mình. Ba tâm gồm những tâm gì? Đó là tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai. Tâm
quá khứ, đã đi qua; mà đã đi qua thì sẽ không còn “đi qua” nữa. Tâm hiện tại,
quý vị nói bây giờ là hiện tại phải không? Nhưng hiện tại thì không dừng lại,
cho nên cái “hiện tại” này cũng đi qua và trở thành “quá khứ”. Cái quá khứ thì
đã đi qua; cái hiện tại thì không dừng lại; quý vị bảo còn “tâm vị lai”, tâm vị
lai thì vẫn chưa đến! Đã chưa đến thì quý vị đi tìm tâm vị lai này ở đâu? Cho
nên nói: “Tâm quá khứ không thể đạt được, tâm hiện tại không thể đạt được và
tâm vị lai cũng không thể đạt được” (quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất
khả đắc, vị lai tâm dã bất khả đắc). Nếu như ba tâm “quá khứ, hiện tại, vị lai”
này quý vị đều không thể đạt được, thì còn có gì đáng để chấp vào chứ? Không có
gì đáng để chấp vào cả, chính là đạt được giải thoát; quý vị đạt được giải
thoát, đó mới là tự do thật sự.
Bồ
tát còn phải thực hành “Tứ nhiếp pháp”, Tứ nhiếp pháp gồm những gì? Đó là bố
thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
(1)
Bố thí.
Bồ
tát phải luôn có tâm bố thí. Bố thí là cho cùng khắp tất cả chúng sanh; bố thí
có “tài thí, pháp thí và vô úy thí”.
(2)
Ái ngữ.
Bồ
tát phải thực hành lời nói từ ái; nhưng phải là Bồ tát thì mới có thể nói lời
từ ái, còn không phải là Bồ tát thì không thể. Bồ tát nên nói lời từ ái, phải
luôn có tấm lòng từ ái đối với tất cả chúng sanh. Vì sao Bồ tát có tấm lòng từ
ái? Vì Bồ tát không còn tướng ngã, Bồ tát xem tất cả chúng sanh cùng với mình
không khác. Không chỉ xem chúng sanh giống như mình, mà mình cũng giống như tất
cả chúng sanh; không chỉ giống mà còn trở thành một, không còn sự phân chia
giữa ta và người; cho nên Bồ tát sẵn lòng cứu độ tất cả chúng sanh, cũng là cứu
độ cho chính mình. Ái ngữ chính là luôn có lời nói từ ái với tất cả chúng sanh.
(3)
Lợi hành.
Tất
cả chúng sanh đều thích lợi ích, cho nên đối với chúng sanh, quý vị luôn phải
đem lại một chút lợi ích cho họ; việc làm có lợi ích rất nhiều rất nhiều, những
việc làm nào mang lại lợi ích cho chúng sanh, Bồ tát đều nên đi làm.
(4)
Đồng sự.
Bồ
tát nên hóa ra ngàn vạn ức thân, nhìn thấy loại chúng sanh nào cần thì hiện ra
thân đó đến độ. Bồ tát sẽ biến hóa ra loại thân này để đi độ loại chúng sanh
này. Bởi vậy mà khi Đức Pật Thích Ca Mâu Ni còn đang hành đạo Bồ tát, phải độ
loài hươu thì Phật sẽ biến thành hươu đi độ chúng, những biến hóa này đều là
một cách của “đồng sự”.
Hành
đạo Bồ tát là phải nan hành năng hành, những việc vốn không dễ làm mà quý vị đi
làm, đó là đang hành đạo Bồ tát.
Tôi
bảo các vị, tôi không phải là Bồ tát, nhưng tôi cũng có thể ăn những món mà
người ta không muốn ăn. Việc đó là như thế nào? Tôi nhớ một việc vào mùa đông năm
đó, khi tôi 17 tuổi, ở phương Bắc của tôi có một “Hội Đạo Đức”; hội Đạo Đức này
chuyên giảng về đạo đức, nói về nhân nghĩa.
Năm
tôi 16 tuổi đã tham gia vào hội Đạo Đức, năm 17 tuổi làm chủ nhiệm lớp thực tập
giảng; chủ nhiệm lớp thực tập giảng tức là làm giáo thọ, làm giáo thọ cho tất
cả học viên. Tuổi của tôi rất trẻ, học sinh thì có khoảng 60-70 người, những
nam nữ học viên từ 40-50 tuổi, 50-60 tuổi đều có. Hội Đạo Đức giảng là phải
tiết kiệm, tức phải dè sẻn, vật gì cũng đều phải dè sẻn. Phải tiết kiệm đến mức
độ nào? Ăn thì ăn khoai tây, không phải loại khoai tây ngọt, mà là loại khoai
tây thông thường. Khi ăn khoai tây, bình thường người ta ăn khoai tây, vốn
không ăn vỏ nên vỏ được lột ra, những vỏ khoai này đều không ăn; những người ở
hội Đạo Đức đều giảng về đạo đức là phải ăn những thứ mà người ta không thể ăn.
Thế nên tôi bảo với mỗi học viên: “Mỗi một người chúng ta đều phải ăn vỏ khoai
tây, không được nhổ ra; phải ép mình một chút, ăn hết những vỏ khoai. Những vật
mà chúng ta không thể ăn cũng phải ăn, thể hiện được chúng ta cũng có công phu
thực hành.”
Do
tôi giảng như thế, nên tôi cũng ăn những vỏ khoai này, nhưng những học viên
thông thường thì sao? Có người nghe tôi nói giống như gió thổi bên tai, nghe mà
như không nghe, vẫn nhổ vỏ khoai ra - sau khi đã nhai xong trong miệng, có người
nhổ ra trên bàn, có người nhổ xuống dưới đất. Khi đang ăn cơm, mọi người đều không
được nói chuyện, tôi cũng không quản nữa, tùy ý họ vậy; tôi đã tuyên bố “Không
nên nhổ bỏ vỏ khoai tây” rồi, thế mà có một số học sinh vẫn nhổ bỏ như thường.
Ăn cơm xong, tôi cầm một cái chén, nhặt tất cả vỏ khoai tây mà học viên đã nhổ
ra trên bàn hoặc dưới đất bỏ vào trong chén và tôi đã ăn hết những vỏ khoai ấy
trước mặt các học viên.
Làm
một lần như thế, các học viên này đều cảm thấy ái ngại; từ đó về sau tôi thấy
các học viên này không ai dám nhổ bỏ vỏ khoai tây nữa. Nếu tôi không làm như
vậy, lấy bản thân làm gương mẫu thì những học viên này sẽ không được cảm hóa!
Những học viên nhổ từ trong miệng ra, tôi lại dùng miệng để ăn thứ đó, khiến
cho những học viên này đều cảm thấy vô cùng xấu hổ. Đây gọi là “Cái người ta
không thể ăn, thì mình có thể ăn; cái người ta không thể tiếp nhận, thì mình có
thể tiếp nhận”. Cái gì người ta không thể tiếp nhận được? Đó là “khí” (nóng
giận)! Không ai chịu đựng được sự nóng giận. Nếu quý vị nóng giận với anh ta một
chút, anh ta sẽ đùng đùng lên. Nếu như quý vị có thể nhẫn được sự nóng giận,
thì có ai nổi nóng với quý vị, quý vị sẽ xem như người đó đang hát cho quý vị
nghe, hoặc đang giảng ngoại ngữ, như vậy sẽ không có chuyện gì. Có thể tiếp
nhận, có thể nhẫn nhục, có thể nhường nhịn, có thể xả bỏ, đây đều là những điều
kiện Bồ tát nên chuẩn bị đầy đủ khi tu đại hạnh.
Tác giả bài viết: Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự