Nếu không, ta sẽ tiếp tục sống với ảo tưỡng là đối với ta, mọi việc đều bình
thường, chỉ có người khác là có vấn đề, là đau khổ. Nếu ta có thể nhận diện
được tất cả những trạng thái bất như ý dồn dập xảy ra trong ta - sự không ưa
thích và chán ghét, hối hận và hờn trách, sợ hãi và lo lắng, căng thẳng - thì
ta hiểu rằng tất cả chúng ta đều cùng một số phận. Để khi người khác gặp chuyện
khó khăn, ta có thể thông cảm với họ, vì ta biết rằng chính mình cũng có khổ
đau.
Sự
cảm thông (Bi) là bước đầu dẫn đến tình thương. Nếu ta có thể thực sự dấy lên
trong lòng một cảm xúc chân thành cho ai đó, cảm thông sâu sắc nỗikhó khăn của
họ, những gì họ phải hứng chịu, thì sự thương cảm đối với họ cũng tự nhiên đến
trong lòng ta.
Tuy
nhiên, ta không nên có sự phân biệt giữa người nầy, kẻ kia theo thói thường
tình. Thường chúng ta dễ cảm thông với những người có liên hệ gì đó với ta. Như
người đồng tôn giáo, cùng nhóm bạn, đồng quê hương, láng giềng hay gì gì đó mà
ta cũng quan tâm đến. Một cái gì đó để ta có thể nói ‘của tôi’, thì ta chọn lựa
cái đó. Sự lựa chọn nầy đẩy con người ra xa nhau, và dầu họ đi đến đâu trên thế
giới nầy, tinh thần chia rẽ cũng đi theo đến đó, khiến con người xâu xé nhau.
Sự
chia rẽ nầy do quan niệm chấp ‘Ngã’ mà ra. Đây là cái Tôi, tôi phải bảo vệ cái
Tôi của mình. Cái Tôi bị đe doạ. Cái Tôi thường xuyên cảm thấy bị đe dọa, đến
nổi ‘Tôi’ cũng không biết rõ về mình. Không thật sự biết ‘cái Tôi’ nầy là gì.
Tất cả cái ta biết là sự đe dọa đến cái Tôi, làm tôi sợ hãi. Nơi nào có sự sợ
hãi, nơi đó không có cảm thông (bi) vì sợ hãi xuất phát từ sân hận. Chúng ta
chỉ sợ những gì ta ghét. Những gì ta ưa thích, ta không sợ. Trái tim nào càng
có nhiều sự sợ hãi, trái tim đó càng ít có sự đồng cảm (bi). Sợ hãi luôn núp
dưới bóng của ‘Ngã’. Một vì A-la-hán hòan toàn không có sự sợ hãi. Không có sự
sợ hãi ở ngươì đã giác ngộ. Không có sự sợ hãi, vì không có gì để được hay mất.
Tất cả đều trở thành tầm thường, không đáng kể. Càng nhiều Ngã chấp, sự sợ hãi
càng tăng. Sợ bóng tối, sợ trộm cướp, sợ thời tiết xấu, sợ tương lai, đủ thứ
sợ. Sự sợ hãi xuất phát từ lòng muốn bảo vệ ‘cái Tôi’ giả tạo. Và càng muốn bảo
vệ cái Tôi bao nhiêu, lòng cảm thông (bi) càng bị giới hạn.
Tuy
nhiên sự cảm thông dễ trở thành những lời nói ở đầu môi. Có thể ta không thật
lòng. Phần lớn chúng ta đều rất giỏi ‘đóng kịch’. Một lần Pessa, con của người
dạy voi, đến gặp Phật và nói với Ngài: "Con chẳng gặp khó khăn gì với lũ
voi. Hình như chúng ‘nghĩ sao, làm vậy. Khi chúng có một ý định gì đó, con hiểu
ngay, và chúng làm đúng theo ý định đó. Nhưng sao con người khó hiểu quá. Họ
nói một đường và làm một nẻo". Phật nói: "Đúng vậy. Voi sống trong rừng
cây, còn con người thì sống trong ‘rừng’ tâm tưỡng". Con người nói một
điều, nhưng ý nghĩ, hành động lại khác. Tệ hại hơn nữa, là ta không hề ý thức
chuyện đó là không tốt. Ta tưỡng đó là việc phải làm. Là luật ứng xữ, phong
tục, truyền thống, nên chúng ta không xét lại kỹ lưỡng ý tứ, lời nói và hành
động của mình.
Chỉ
khi nào ta soi lại mình một cách thấu đáo, với lòng thiết tha, thành khẩn, ta
mới có thể thật sự hiểu được những điều Phật dạy. Phật đã giảng nghĩa rõ ràng
về bản tánh của chúng ta. Ngoài mặt, tất cả chúng ta đều như khác nhau, nhưng
bên trong tất cả đều giống nhau. Chúng ta giống như từ một khuôn ra, chạy đuổi
theo cùng thứ, đi theo cùng con đường. Sự khác nhau chúng ta thấy chỉ là giả tạo,
tùy thuộc vào cái nhìn của bản Ngã.
Tất
cả những người có ý thức đều than phiền về chiến tranh giữa các quốc gia. Ai
cũng muốn nhìn thấy thế giới được hòa bình. Dĩ nhiên là điều đó không thể có. Ở
thế kỷ nầy hình như lúc nào cũng có chiến tranh ở nơi nầy, nơi khác. Các xứ sở
đua nhau thành lập những hàng phòng thủ kiên cố, đổ vào đó bao nhiêu là năng
lực, tiền bạc và con người. Chính các hệ thống phòng thủ nầy biến thành hệ
thống tấn công ngay lập tức nếu như có ai tuyên bố lời nào không thân thiện hay
hơi có vẻ đụng chạm đến không phận hay hải phận của họ. Hành động nầy được giải
thích, biện hộ bằng “Chúng ta phải bảo bệ biên giới của mình, để bảo vệ dân cư
ở đó”. Việc bãi bỏ vũ khí chỉ là ước vọng, một lời cầu nguyện, không phải là thực
tế. Tại vì sao? Vì việc bãi bỏ vũ khí phải bắt đầu từ trái tim của mọi người,
nếu không việc bãi bỏ vũ khí đại trà sẽ không thể nào xảy ra.
Việc
phòng thủ và tấn công nói rộng ra luôn xảy ra trong chính mỗi chúng ta. Chúng
ta không ngừng bảo vệ cái Tôi của mình. Nếu ai đó nhìn chúng ta một cách không
thân thiện, hoặc tỏ ra không biết ơn, không thương yêu ta giống như ta mong
muốn, hay trách cứ chúng ta điều gì, thì sự phòng thủ đó biến thành sự tấn
công. Lý luận rằng ta phải bảo vệ người nầy, "xứ sở" nọ, là bảo vệ
‘cái Tôi’, để bảo vệ dân cư, là bảo vệ cái Ngã của mình. Vì hầu hết mọi người
đếu hành động như thế, nên các quốc gia cũng làm như thế. Không thể hy vọng có
sự thay đổi xảy ra trừ khi mỗi cá nhân biết tự sửa đổi. Do đó, mỗi người chúng
ta phải tự phấn đấu để tìm hòa bình cho chính nội tâm mình. Điều đó có thể xảy
ra nếu mỗi ‘cái Tôi’ có thể thu nhỏ lại bớt, và vấn đề Ngã chấp chỉ có thể giảm
thiểu khi chúng ta có thể thật lòng soi rọi lại mình.
Một
cách để làm việc đó là đặt tên cho các tư tưởng của mình (labelling). Có thế ta
mới khám phá ra các tư tưởng xấu của mình, từ đó bớt quan trọng hóa mình, hay
tư tưởng của mình. Đó là hành Thiền.
Một
cách khác để soi mình cặn kẻ là biết chấp nhận sự thật khi trong ta dấy lên
những tư tưởng xấu và không thể đè nén chúng. Phải nhận ra rằng con người luôn
khao khát thoã mãn các ngũ dục. Sự thành thật cặn kẻ nầy giúp cho cái Tôi của
chúng ta bớt trương phồng lên. Khi ta làm được như thế, lòng cảm thông (bi) trở
nên là một hiện thực -lòng cảm thông chân thật, không chỉ là lời nói đầu môi.
Nói thì dễ thôi, ai cũng làm được điều đó. Từ 6 tuổi trở lên là đã có thể học
thuộc lòng bài thiền quán về lòng Từ. Những lời nầy rất hay, nhưng thực sự
chúng giúp đuợc gì cho ta? Sự lập đi lập lại những lời nầy khiến ta đánh mất
xúc cảm ban đầu, trong khi ta sống tùy thuộc vào xúc cảm của mình. Đừng hiểu
lầm rằng ta sống theo lý trí. Sự thật là mọi việc bắt đầu bằng xúc cảm, rồi
phát sinh ra hành động. Sau cùng tiến trình tư tưởng mới xuất hiện để lý giải
cho hành động của mình.
Hiểu
được cảm xúc của mình là một điều tối quan trọng. Đó là điều cơ bản. Làm sao
chúng ta ‘tri thức’, biết thế nào là tình thương, lòng cảm thông nếu chúng ta
không có những xúc cảm đó? Chúng ta có thể biết về chúng, nhưng làm sao thể
hiện chúng, nếu ta không có xúc cảm đó? Giải thoát không phải là một ‘tri
thức’, nó là một cảm xúc.
Lòng
cảm thông (bi) là một tình cảm xuất phát từ trái tim, không cần có lý do hay
điều kiện gì đặc biệt. Ta không cần phải đợi một dịp nào để cảm nhận được rằng
ai đó đang phải đối mặt với một bi kịch trong đời hay cơ thể họ đang làm họ đau
đớn. Nếu lòng cảm thông của ta phải được kích thích, gọi mời, thì lòng cảm
thông không phải luôn luôn có mặt trong tim ta, mà lúc có lúc không, nhưng phần
nhiều là không. Đó không phải là một trái tim đầy cảm xúc. Một trái tim đầy cảm
xúc -cũng giống như một trái tim đầy tình thương -luôn đầy thương cảm vì biết
rằng ai cũng có nỗi khổ. Sự đau khổ đã được nhắc đến trong đế đầu tiên của tứ
đế (khổ đế) của Phật pháp. Không có ai thoát khỏi sự đau khổ vì cuộc đời -sự
hiện hữu của ta- chính là sự khổ đau. Nhưng nó không phải là bi kịch. Nó chỉ có
nghĩa là vạn pháp trên đời đều ẩn chứa trong đó sự xung đột, bất như ý, bực
dọc, lòng mong muốn được có nhiều hơn, muốn không bị mất mát, thay đổi hay hoại
diệt. Trừ các vị A-la-hán, bản tánh con người không phải dễ dàng buông xả. Vì
thế lòng cảm thông (bi) cần luôn có mặt, không đợi đến khi người khác bị cảnh
long đong.
Nếu
quá chấp Ngã, người ta khó thể cảm thông với người khác. Chấp Ngã là nguồn gốc
của bao vấn đề giữa con người với nhau. Vì nếu ai cũng bận rộn lo cho cái Tôi
của mình, thì làm sao còn cảm xúc cho người khác. Thường người quan tâm đến kẻ
khác bị coi là cá biệt, không giống ai. Thật đáng tiếc vì chính người có lòng
thương, và cảm thông đối với người khác mới thật là người hạnh phúc. Tuy nhiên
phần lớn chúng ta thiếu lòng từ bi. Hạnh phúc thực sự khó tìm thấy ở mọi nơi.
Trong khi chính hai tình cảm nầy (từ và bi) đem lại cho ta niềm vui, vì chúng giúp
ta bớt nghĩ đến cái Tôi của mình, bớt chấp Ngã. Người mà quá chấp Ngã, không
thể có niềm vui vì họ không bao giờ mãn nguyện trong việc thỏa mãn cái Tôi của
mình. Không bao giờ ta có thể giải quyết hết những vấn đề của mình.
Vì hết điều
nầy thì đã có điều khác dấy lên. Nhưng khi ta buông bỏ nó, mà hướng tất cả chú
tâm vào sự không toại nguyện, đau khổ mà mọi chúng sinh đều phải đối mặt, ta sẽ
nhận ra được cái khổ của tất cả nhân loại, lúc đó những nỗi niềm riêng của
chúng ta trở thành quá nhỏ mọn, không đáng kể. Nỗiđau của ta chỉ là một phần
của sự hiện hữu chung. Lúc đó lòng cảm thương cho chính mình và cho tha nhân sẽ
phát sinh. Và quyết tâm để tận diệt mọi khổ đau sẽ được thêm sức mạnh cần thiết
để làm điều đó.
Nguồn tin: theo phattuvietnam.net
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự