ĐÁP: Trước
tiên xin bạn vui lòng lần sau gửi bài viết tới cho chúng tôi nên viết có dấu vì
chúng tôi "DỊCH" từ tiếng việt không dấu của bạn qua tiếng việt có
dấu có những từ không hiểu bạn đang nói gì ? và sợ là hiểu câu hỏi của bạn
không chính xác . Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Việc tụng kinh thì tụng đâu cũng được. Bạn có thể tụng tại gia nếu không có điều
kiện đi vào chùa. Nếu có điều kiện bạn vào chùa tụng kinh vẫn tốt hơn vì
trong chùa là nơi được Tam Bảo, Thiên Long Bát Bộ gia trì. Thêm vào đó, khi bạn
tụng kinh tại chùa thường được sự dẫn chúng của một vị Tăng hoặc Ni nên
sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tâm định hơn vì được sự cộng lực của nhiều đạo
hữu cùng tụng. Khi vào chùa, bạn được gần tam bảo (Phật pháp tăng) và gần
thầy lành bạn sáng sẽ tốt hơn ở nhà rất nhiều. Người ta thường ví
chùa chiền là nơi thanh tịnh và những nơi thanh tịnh thường làm cho chúng
ta thoải mái tư tưởng, đầu óc sảng khoái hơn nên việc bạn thấy tụng ở
chùa an ổn hơn, dễ nhớ hơn cũng là vì vậy .
Vấn đề thứ hai mà bạn nói tới tụng kinh ở Đền . Ở Lạng Sơn, theo tôi được biết
có rất là nhiều đền như đền Hưng Đạo Vương ở cây số 2, đền Kỳ Cùng, đền thờ Đức
thánh Trần trên chợ Kỳ Lừa rồi đền Tam Thanh, Nhị Thanh vv.. Nhân đây chúng tôi cũng
xin cung cấp cho bạn một số thông tin về Đền và Chùa:
Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một
danh nhân quá cố.
"Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương.
Chẳng hạn ở Trung Quốc có các đền thờ các vị thần tiên của Đạo giáo như Tam
Thanh Huyền Đế, Linh Quan, lão Đăng Lộc Đình, Thần Vũ Bát Sát, Lão tổ Thiền sư,
Hắc hổ Huyền đàn và Sùng linh Địa kỳ...; ở Hy Lạp có các đền thờ các vị thần
trong Thần thoại Hy Lạp như đền Delphi thờ thần Apollo.
Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất
nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền
thuyết dân gian. Ở Việt
Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt,
tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người
không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các
nghi lễ tôn giáo.
"Chùa chiền" theo Hán-Việt còn có nghĩa là "tự viện", là
một nơi an trí tượng Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni. Ngày nay
trong thực tế, chùa được gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như "Tự",
"Quán", "Am".
Vậy thì đền không phải là nơi thờ phụng Tam Bảo theo như định nghĩa bên
trên nên bạn đừng nhầm lẫn giữa Đền và Chùa. Thật ra, rất nhiều người,
kể cả Phật tử nhưng không hiểu giáo lý đạo Phật vẫn thường quy kết đền thần, miếu
như miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang hay các tập tục mê tín dị đoan, đồng bóng là của
Đạo Phật. Đây là một điều nhầm lẫn vô cùng đáng tiếc .Vì vậy, chúng ta phải
nhớ rằng : đền là thờ thần, chùa mới là nơi thờ phật . Đã là thần thì chúng ta
tới chỉ nên cung kính chứ không vái lạy vì chúng ta là con Phật nên các vị thần
sẽ không giám nhận sự vái lạy của chúng ta.
Một
số đền cũng an trí tựơng phật ví dụ như đền Nhị Thanh, Chùa Tiên nhưng những
ngừơi coi đền là những bà cụ chứ không phải các Tăng, Ni tu tịnh hạnh .Các cụ
này vẫn thừơng ăn mặn nói chuyện có chiều hướng mê tín chứ không phải chánh
tín. Họ không bao giờ nói chuyện về kinh phật, về giáo lý tu giải thoát
của nhà Phật mà chỉ nói những chuyện Cậu này Bà kia ,Ông này Bà nọ nhập xác, chiêu hồn v.v...Điều này thật sự là đang hủy báng chánh pháp
chứ không phải cốt cách của một phật tử chân chính.
Chúng
ta không theo nhưng cũng không bài bác và tôn trọng pháp giới của họ. Hơn nữa ở
đền thường là các cụ theo đạo ông bà hoặc có biết chút ít về đạo phật chứ không
có các vị tăng ni thường trụ ở đó nên sinh ra các tệ nạn mê tín rồi lên
đồng lên bóng đủ cả .Tuy nhiên, về góc độ phật giáo thì không có thừa nhận hay
bài bác mà chỉ là đạo Phật không tu tập như vậy. Đạo Phật tin sâu nhân
quả, làm lành tránh dữ, thương yêu, giúp đỡ chúng sinh, muôn loài . Đạo Phật là
đạo giải thoát, tự mình tìm con đường thoát khổ cho chính mình bằng cách đi theo
những pháp môn của Đức Phật đã chỉ dạy hòng sớm được liễu sanh thoát tử,
tiến sang bên kia bờ giác. Bạn có thể coi thêm " Căn Bản
Về Đạo Phật " . Ở Lạng Sơn có chùa Diên Khánh Tự (chùa thành Lạng Sơn)
bạn có thể tới và học hỏi về kinh phật cũng như pháp tu giải thoát. Để trở
thành một người Phật tử thuần hành, chân chính.
Chúc
bạn tinh tấn tu tập, vạn sự kiết tường, như ý.
A Di Đà Phật!
Nguồn tin: (theo: phatgiaovnn.com)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự