Bốn
người bạn đó là bốn tánh tốt của ta: Từ, Bi, Hỉ và xả. Ta phải tìm kiếm chúng
trong tim mình. Nếu không thể tìm ra, và tự biết đó là một thiếu sót của mình,
ta phải bắt đầu lo tạo ra chúng, phát triển chúng.
TỪ
Ngôn
từ thật nguy hiểm. Chúng tạo cho chúng ta một cảm giác của sự trường tồn, bất
biến. Chúng ta bị phủ lấp bởi ngôn từ, nhưng chúng chẳng khác gì hơn là những
khái niệm. Chúng không có thật. Hãy tưỡng tượng ra một dòng sông: danh từ ‘dòng
sông’ không phải là thực thể của một dòng nước chảy. Từ ‘dòng sông’ cố định:
nhưng bản thể của dòng sông thì lưu chuyển.
Từ
tâm chỉ có thể xuất phát từ trái tim. Tâm Từ sẽ trở nên trống rỗng, vô nghĩa,
nếu nó chỉ nằm trong ngôn từ. Tự nó không có nghĩa gì, giống như từ ‘dòng sông’
sẽ gợi cho ta một cái gì đó, khi ta đã kinh nghiệm qua. Nếu ta bảo với một đứa
trẻ thơ về ‘dòng sông’, nó không biết ta nói gì. Nhưng nếu bạn bỏ tay em xuống
nước, để em cảm nhận dòng nước chảy, thì em sẽ thật sự biết dòng sông là như
thế nào, không kể em có biết đến danh từ ‘dòng sông’ hay không.
Đối
với Tâm Từ cũng thế. Danh từ ấy không có nghĩa gì. Chỉ khi nào bạn cảm được nó
từ trong tim mình, thì bạn mới hiểu những điều Phật đã nói về tâm Từ trong các
bài thuyết pháp của Ngài. Cuộc đời sẽ thiếu sót biết bao khi không chứa đựng cả
lý trí và tấm lòng. Nếu chỉ sống bằng trái tim, con ngưòi dễ trớ thành tình
cảm, một bản tính thường được đồng hóa với người phụ nử. Tình cảm có nghĩa là
ta phản ứng với mọi thứ, điều đó không tốt. Lý trí cũng có chỗ đứng của nó. Con
người cũng cần hiểu những gì xảy ra quanh họ. Nhưng nếu chỉ hiểu với cái đầu,
nó có thể vượt bực về kiến thức, nhưng con tim sẽ thiếu đồng cảm. Tình và lý
phải luôn đi đôi với nhau. Ta phải hiểu bằng lý trí và phải dùng tình cảm một
cách khôn ngoan. Tràn đầy tình cảm, mang đến sự an lạc và hoà đồng cho trái
tim.
Lòng
Từ hay tình thương, không phải là tình cảm tạo nên bởi sự có mặt của một người
dễ thương, hay vì ta đang sống bên cạnh những người thân của mình, hay một
người đáng yêu. Uy quyền hay những phản ứng bản năng cũng không liên quan gì
đến loại tình cảm nầy. Yêu thương con cháu của mình, yêu thương cha mẹ mình
không khó khăn gì. Phần đông chúng ta đều làm được, trừ một số ít. Nhưng tình
thương đó không phải là tâm Từ (Metta).
Khi
Phật nói về tâm Từ, Ngài muốn nói đến thứ tình cảm không có sự phân biệt trong
trái tim. Tình cảm cao thượng đó đòi hỏi chúng ta phải yêu thương tất cả mọi
người như thể người mẹ yêu thương đứa con duy nhất của mình. Tất cả những ai có
con sẽ biết được sự khác biệt khi họ yêu thương con mình và con người khác.
Nhưng đó chính là điều ta phải sữa đổi. Nếu không, ta khó thể hiểu về lòng Từ
và sự quan trọng của nó.
Nếu
bạn thấy một em bé bị té xe, ngồi khóc. tự nhiên là ta sẽ đỡ em dậy, dổ em.
Lòng Từ đó cũng không khó thực hiện. Khó là sự thể hiện lòng Từ trong tâm ta
với tất cả mọi người, kể cả những kẻ đáng ghét nhất. Không phải tất cả chúng ta
đều dễ thương, trừ các bậc A-la-hán. Ngay chính ta cũng không hoàn toàn dễ
thương, thì sao lại mong mỏi điều đó ở người khác. Tại sao ta phải phân biệt
giữa những người ta có cảm tình và người ta không ưa. Chúng ta tự cho mình có
lý khi không ưa những người mà theo sự đánh giá của chúng ta, họ đã hành động
sai quấy. Nhưng ngay chính ta, đâu phải lúc nào ta cũng hành động đúng. Suy cho
cùng trong chúng ta có ai không từng làm những chuyện đáng hối tiếc. Tôi không biết
về bạn, nhưng chỉ cần soi lại chính mình, tôi cũng hiểu bạn thế nào. Ai cũng
lầm lổi, thì tại sao lại đòi hỏi người khác phải hoàn toàn, muốn người khác làm
chuyện ta không thể làm được.
Có
ba loại tâm Từ. Thứ nhất là lòng tốt (good-will). Chúng ta phải có lòng tốt đối
với nhau. Đó là điều kiện tiên quyết để sống với nhau. Nếu chúng ta không tốt
với nhau, ta không thể cùng ngồi thiền với nhau. Ta sẽ đứng dậy, đi lung tung.
Sẽ làm ồn ào khi mọi người quanh ta cần yên tĩnh. Sẽ không có xứ sở nào tồn
tại, nếu người ta không có lòng tốt với nhau. Bạn có nhận thấy chúng ta lệ
thuộc vào nhau rất nhiều không? Chúng ta cậy vào người phát thư để có thông
tin, nhờ người bán rau cải, nhờ nhà nông để có lương thực. Chúng ta lệ thuộc
vào lòng tử tế của các nhà hàng xóm. Vì lòng tử tế là điều kiện tối cần cho
cuộc sống, chúng ta không thể thiếu nó, không có nó cuộc sống sẽ đảo lộn.
Thứ
hai là tình thân hữu. Ta cảm thấy gần gũi, thân thiện với một số người như bạn
bè, hàng xóm, người quen biết, người giúp đỡ chúng ta. Sự thân thiện là một
bước đến gần hơn với lòng Từ, nhưng chưa phải là lòng Từ thật sự. Nó làm chúng
ta thấy gần gủi với người khác, cũng như đem người khác lại gần chúng ta, nhưng
nó cũng có khía cạnh nguy hiểm của nó. Đó là lòng ưa thích. Thường ta nghĩ
chẳng có gì xấu trong đó, nhưng trong sự ưa thích, đã có sự bám víu. Bám víu
vào bạn bè ta, người quen, kẻ ban ơn cho ta, người thân chung quanh ta. Sự bám
víu đó sẽ khiến ta đau khổ, sân hận, không phải đối với người thân của ta,
nhưng đối với cái ý tưỡng là ta sẽ phải mất họ. Sẽ sinh ra lòng sợ hãi, vì ta
chỉ có thể sợ hãi những gì ta không ưa thích. Do đó tình thương thuần khiết không
còn nữa. Vì chính sự bám víu đã làm hoen ố nó, làm cho nó không còn vẹn toàn.
Không bao giờ ta có thể tìm được an vui với thứ tình cảm đó. Điều đó thường xảy
ra trong các gia đình. Đó là lý do tại sao con người không thể tìm được hạnh
phúc trong loại tình thương đó.
Tuy
nhiên tình thương chúng ta dành cho người thân trong gia đình mình có thể dùng
làm hạt giống để vun trồng lòng Từ. Rồi từ đó ta phát triển, nhân rộng nó lên.
Chỉ có như thế tình cảm gia đình mới có ý nghĩa. Nếu không, nó trở thành nơi
ươm mầm của tình cảm sân hận -như vẫn thường thấy trong các gia đình- như nước
sôi trong chiếc ấm đậy nấp. Tình cảm gia đình cần được vun trồng trong tim ta
vô điều kiện, không cứ phải là chồng tôi, vợ tôi, con gái tôi, con trai tôi,
cậu tôi, mợ tôi. Đầy tính cách sở hữu của cái tôi. Nếu như chúng ta không có
thể vượt lên và chuyển đổi những tình cảm đó thành vô điều kiện, thì tình cảm
gia đình đã không được sử dụng đúng chức năng của nó. Trong trường hợp đó, nó được
dùng để củng cố cái tôi, để đảm bảo cho sự sinh tồn. Nhưng sinh tồn không phải
là một vấn đề, ta không nên phí thì giờ lo chuyện đó. Dù có bom nguyên tử hay
không, chúng ta cũng không thể tồn tại mãi được, có phải không? Chỉ có một nơi
chốn cho tất cả chúng ta, nơi mọi người cuối cùng rồi sẽ hội ngộ.
Tình
bằng hữu cũng đưa đến sự bám víu, dính mắc. Ta bám víu vào bạn bè. Sợ mất họ.
Ta tốt với bạn bè vì muốn họ mãi là bạn mình. Nhưng nếu họ đối xử trả lại không
được tốt, ta lập tức nghĩ xem có nên tiếp tục làm bạn với họ không. Ta đòi hỏi
ở họ một sự thân thiết, lo lắng, quan tâm trả lại. Giống như kinh doanh thương
mại. Một sự trao đổi sòng phẳng. Đó là điều hầu như tất cả chúng ta đều làm,
đến nổi ta chẳng bao giờ để ý đến. Đối với bạn bè thì thế, đối với gia đình,
chúng ta còn đòi hỏi hơn thế nữa. Nếu người thân ta không thương trả lại, ta
hờn tủi, thất vọng, trầm uất. Nếu họ bỏ rơi ta, tình thương trong ta cạn kiệt.
Thật là kỳ lạ, khi tình thương chỉ giới hạn trong một nhóm người.
Tình
thương không thể ẩn tiềm trong con người. Con người chỉ là một đãy xương bọc
da. Làm sao có thể tìm thấy tình thương trong đó. Nhưng đó là bi kịch của bao
người. Romeo và Juliet, Cuốn Theo Chiều Gió... là những bi kịch sân khấu về
người nầy ra đi vì người kia không yêu mình, hay chia tay nhau bằng cái chết.
Con người trước sau gì cũng phải xa nhau, qua cái chết hay qua sự thay đổi tình
cảm, tư tưởng. Họ cần chi phải hành động như thế. Làm sao tình yêu có thể ẩn
tiềm trong những người như thế?
Tình
thương tiềm ẩn trong các cảm xúc. Nếu ta không sử dụng tình cảm gia đình để làm
nẩy nở thêm cảm xúc nầy, ta sẽ bị mất thăng bằng khi người ta thương yêu, bám
víu vào biến mất đi vì lý do nào đó. Mục đích chính của tình cảm gia đình là để
giúp ta biết thể nào là cảm xúc thương yêu, và từ đó nhân rộng ra.
Phát
triển tâm Từ không phải bằng cách dự một lớp 10 ngày về thiền hay nghe thuyết
pháp về lòng Từ là đủ. Chúng ta không thể mở tắt tình cảm, lý trí cũa mình như
tắt mở một bóng đèn. Ta cần tập luyện có phương pháp một cách kiên nhẫn và với
lòng quyết tâm.
Trái
tim ta cần được rèn luyện để yêu thương vì nó không phải được tạo ra để lúc nào
cũng tràn đầy lòng thương yêu. Nó có thể yêu mà cũng có thể ghét. Nó chứa đầy ý
xấu, sân si, sợ hãi cũng như tình thương. Nhưng nếu như ta không làm giảm bớt
sự hận thù và phát triển thêm tình thương bằng cách thay đổi cách cư xử của ta
trong đời sống hằng ngày, tâm ta sẽ không thể an lạc, sự an lạc mà Từ tâm có
thể mang đến cho ta.
Khi
trong ta đầy tình thương -loại tình thương không có điều kiện đối với tha nhân-
thì ta tràn đầy an lạc. Khi ta có thể làm chủ được các hành động của mình. Ta
trở nên tự tin. Không sợ hãi điều gì. Ta tự biết mình đã được rèn luyện đến độ
sẽ không thể có một phản ứng giận dữ, ghen ghét, dù nhỏ đến đâu có thể xảy ra
để làm ta mất đi sự bình yên. Đó là kết quả đầu tiên và hoàn thiện nhất mà ta
có thể có được do đã ươm trồng lòng Từ trong tim ta.
Quan
trọng hơn cả là tình thương đó đã được vun trồng dành cho những kẻ không ‘đáng
thương’ chút nào. Đó chính là cơ hội để chúng ta thực tập hầu thay đổi con tim
và lý trí của mình. Chúng ta ai không từng biết một đôi người ‘khó thương’,
nhưng hãy coi họ là người giúp ta tự rèn luyện tâm. Sau khi chuyện đã rồi, nhìn
lại cũng là dễ chấp nhận, nhưng ngay lúc ta phải đối mặt với người đó thì tất
cả những tình cảm tiêu cực dấy lên trong ta: ghét, giận, biện hộ cho thái độ
giận ghét của mình, v..v... Đó đúng là lúc ta cần phải sử dụng tình thương của
mình. Đúng khi ta đang sân si.
Đừng
bỏ lỡ những cơ hội đó. Hãy mang tình thương đến với mọi người, dù là người ta
ghét hay ta thương. Mỗi người ta tiếp xúc đều đem lại cho ta những cơ hội để
học tập, thực hành lòng Từ, bất kể người đó là ai. Không kể họ nói gì, không
cần họ có quan tâm đến bạn hay không, hay chính họ có lòng từ hay không. Không
có gì đáng kể. Cái đáng kể là những gì đang xảy ra trong lòng bạn, và đó là
điều duy nhất bạn cần nhớ tới. "Nếu trong lòng tôi chỉ có tình thương,
lòng thương xót, chấp nhận; nếu tôi có thể dẹp bỏ sân si trong lòng, thì tôi đã
đi được những bước đến gần hơn với đạo Pháp”. Giáo lý Đức Phật dạy cần phải
được hiểu thấu đáo, rồi đem áp dụng, thể hiện chúng trong cuộc sống của chúng
ta.
Ai
cũng có cơ hội để sửa đổi các cách ứng xử của mình với người khác. Chúng ta
luôn tiếp xúc, trao đổi với người khác, và lúc nào cũng sẽ có người không đồng
ý với chúng ta. Khi đó nếu chúng ta làm thinh, không thèm trã lời, thì đó không
phải là phản ứng của lòng Từ. Trái lại nó chỉ đem lại sân hận, bất mãn, lo âu,
rồi dẫn đến bất cần, lạnh nhạt. Tất cả những thứ đó không ích lợi gì và cũng
chẳng giúp chúng ta thanh tịnh được. Chỉ khi nào ta có thể hành xử với trái tim
đầy tình thương, ta mới tìm thấy được sự an lạc, bình an với chính mình.
Phật
đã nói về 11 điều lợi ích của lòng Từ. Ba điều đầu tiên là: "Ngủ ngon, không
ác mộng và tĩnh giấc sảng khoái". Nếu ai bị mất ngủ, bạn có thể đoán là ít
nhiều họ đã thiếu lòng từ, và thuốc ngủ khó thể chữa được bịnh cho họ. Nhưng
lòng Từ có thể giúp họ dễ ngủ. Và vì tiềm thức không có gì bứt rứt nên không có
ác mộng, không ác mộng thì thức dậy cũng sảng khoái như khi họ lên giường ngủ,
đó chính là nhờ họ có lòng từ, lòng nhân ái đối với tất cả mọi người.
Một
cách ứng dụng là trước khi đi ngủ, chúng ta thử làm một bảng cân đối (balance
sheet) -bằng ý nghĩ hay viết xuống trên giấy. Chia tờ giấy làm hai cột: Hôm nay
tôi đối xử tử tế với người khác được bao nhiêu lần? Cột bên kia ghi: Bao nhiêu
lần tôi cảm thấy giận dữ, đau đớn, sợ hãi, bức rức khi đối đầu với người khác?
Rồi cộng lại hai cột. Nếu cột tiêu cực nhiều hơn tích cực, thì ta cần phải tu
sửa. Giống như người bán hàng kiểm tra hàng hoá của mình, những món hàng không
ai mua, tất nhiên phải đem trả lại.
Đó
là phương cách tập luyện. Không có gì là bẩm sinh, dù tánh xấu, hay tánh tốt.
Ta phải luôn luôn huân tập sửa đổi bản thân cho đến khi tất cả những ô uế ở
thân tâm đều được tẩy sạch. Nhưng không phải vì nhờ ai cũng tốt. Không. Nếu ai
cũng tốt, mọi người đều đang ở cõi Trời hết cả rồi. Đâu phải có mặt ở đây làm
gì. Đây là cõi thứ năm tính từ dưới lên trong 31 cõi. Thữ nghĩ xem, chúng ta
đang ở cõi thứ năm trong ba mươi mốt cõi, cũng khó thể mong đợi gì hơn ở con
người trong cõi ấy?
Chúng
ta có rất nhiều điều phải học trong cõi nầy, và có lẻ mục đích của cõi nầy
chính là thế, để con người có cơ hội rèn luyện mình thêm. Không phải để chúng
ta tìm kiếm sự thoả mái, tiền bạc, của cải, sở hữu. Cuộc đời chính là một
trường học, đây là bài học quan trọng nhất, bài học để giúp trái tim ta thêm
bao la. Không thể có bài học nào quan trọng hơn. Giống như trong một khu vườn,
khi cỏ dại mọc quanh một khóm hoa hồng. Thì bao nhiêu phân bón cho hoa hồng đều
vô ích, hồng sẽ không thể ra hoa, con người sẽ chẳng được ngữi mùi hương của
hoa. Dần dần cỏ dại sẽ phủ trùm lên hoa. Trái tim ta cũng thế. Khóm hoa hồng là
lòng Từ đang được ươm trồng. Nếu chúng ta không nhổ cỏ dại để cây được ra hoa,
tỏa hương thì dần dần cây hoa Từ cũng tàn lụi. Cỏ dại chính là lòng sân si của
chúng ta.
Phần
đông chúng ta đều đi tìm người yêu thương mình. Cũng có người tìm được một đôi
kẻ yêu thương họ và họ có thể thương trả lại. Nhưng có biết bao kẻ xấu số khác
không thể tìm được ai. Họ trở nên cay đằng, hờn tủi. Trong khi mọi việc đáng lý
phải là ngược lại. Vì nếu chúng ta là người đầy lòng thương đối với mọi người
thì sẽ có bao nhiêu người đến với chúng ta, vì có ai mà không muốn được yêu
thương. Được người khác thương yêu không có nghĩa là ta cũng đầy tình thương.
Chính kẻ yêu ta mới có tình cảm thương yêu. Trong khi có thể ta chẳng có cảm
giác gì cả, ngoài lòng thỏa mãn là đã có người thấy ta dễ thương. Điều đó chỉ làm
cái Tôi của chúng ta thêm lớn. Trong khi yêu thương người khác thì cái Tôi của
ta nhỏ bé lại.
Tình
thương của ta càng bao la, ta càng có thể yêu thương nhiều người, cũng như được
nhiều người yêu thương lại. Càng cho bao nhiêu, thì ta lại càng đưọc bấy nhiêu.
Đó là phép tính cân đối đơn giản nhưng ít có ai thấy ra điều đó. Ai cũng đi
kiếm thêm người yêu mình, nhưng không muốn ban phát tình thương cho ai cả. Điều
đó thật không tưỡng. Thật nghịch lý, nhung trong đời sống của ta có biết bao
điều nghịch lý.
Đây
cũng là điều Đức Phật đã nói trong 11 điều lợi ích "Ta được con người và
muôn loài yêu thương". Nếu ta ban phát tình thương đến cho người khác thì
tự họ sẽ tìm đến với ta. Không thiếu người yêu thương ta. Ta ban phát cho người
khác tình thương không phải vì ta muốn cho, không phải vì họ cần, không phải vì
họ đáng để cho, nhưng vì trái tim ta đã được rèn luyện để làm như thế. Giống
như người ta được rèn luyện về toán. Khi những con số được đưa cho họ, họ sẽ
tổng cộng chúng lại nếu họ muốn biết tổng số. Không có cách gì khác hơn. Cũng
thế, nếu trái tim ta đã được rèn luyện để yêu thương thì nó sẽ yêu thương vô
điều kiện.
Chắc
sẽ có người lên tiếng phản đối rằng: "Nếu người khác cộc cằn, thô lổ với
mình, mà mình đối xử với họ đầy tình thương, họ sẽ lợi dụng ta sao?" Nếu
người khác có làm như thế -điều đó có thể xảy ra lắm, vì bản tính người đời là
thế- nhưng đó là nghiệp ác của họ có phải không? Trong khi người tử tế không có
gì để mất cả. Làm sao bạn có thể mất được tình thương vẫn đầy ấp trong tim
mình? Nếu có bị lợi dụng, thì đó cũng là cơ hội để ta thử kiểm chứng lại trái
tim mình xem nó đã được tôi luyện đến bực nào -xem chính mình có trở nên hờn
giận hay vẫn có thể tiếp tục đối xữ tốt với kẻ xấu đó. Là dịp để ta xét soi
mình có hành động đúng không? Trong tình thương có cả sự quan tâm đến người khác.
Do đó một kẻ lợi dụng không thể có tình thương. Không nên sợ tình thương làm
mình có vẻ yếu đuối, vì tình thương yêu thật sự chỉ làm con người trở nên mạnh
mẽ hơn, không phải yếu đuối. Một người không có gì ngoài tình cảm thương yêu sẽ
luôn cảm thấy an ổn, hòan tòan tự tin vì người đó biết rằng không có gì có thể
lay chuyển được tình cảm của họ. Tình thương vô điều kiện tăng thêm sức mạnh
cho con người, không phải sự yếu đuối. Nhưng nếu tình thương đi đôi với đam mê
như người ta vẫn thường mê lầm, thì tình thương lúc đó sẽ làm con người yếu
đuối, vì họ trở nên bám víu, ích kỷ. Trong khi nếu tình thương đến từ trái tim
thì tình cảm đó vũng bền hơn đá.
Một
điều lợi ích khác của lòng Từ là nó giúp ta dễ nhiếp tâm. Đó là lý do tại sao
ta nên bắt đầu một buổi ngồi thiền với những ý tưởng tốt đẹp về chính mình. Tâm
không thể trụ nếu không có ba điều căn bản: sự rộng lương, đạo đức và lòng từ.
Đó là ba cột trụ của thiền, giúp ta thực tập thiền. Lòng Từ, phát xuất từ trái
tim, không thể thiếu khi ta ngồi thiền vì tình cảm ấy đem lại cho ta sự bình
an, tĩnh lặng trong tâm. Nếu thiếu điều đó, ta cần thực tập chú tâm vào Từ tâm
trước mỗi buổi ngồi thiền để pháp triển lòng Từ trong ta.
Ta
không thể thương yêu người khác nếu trước tiên ta không biết yêu thương chính
mình. Nhưng không phải bằng cách phụng sự nó. Tìm đủ cách để cho nó được êm ấm,
thoải mái, không được có một con muổi ở bên cạnh, đầy đủ thức ăn mà ta ưa
thích. Đó không phải là thương yêu mà là phục dịch. Giống như tình thương của
người mẹ dành cho con của mình phải sáng suốt. Nếu người mẹ chỉ biết cưng chiều
đứa trẻ, thì nó và cả mẹ nó sẽ phải trả giá cho sự cưng chiều đó. Nhưng nếu
người mẹ yêu thương con thật sự, bà sẽ không nuông chiều nó thái quá. Bà sẽ dạy
con với lòng thương và trí sáng suốt, uốn nắn tánh tính nó. Đó chính là điều ta
phải làm đối với bản thân ta. Vì thương chính mình, ta phải bắt mình tuân theo
một số điều lệ hành động. Thực hành thiền là một cách thương yêu mình.
Mức
độ định tĩnh mà ta có thể đạt được trong lúc tọa thiền tùy thuộc vào lòng Từ
trong ta. Đồng thời cũng tùy thuộc vào sự thực tập. Nếu thiếu thực tập, lòng Từ
khó thể giúp cho chúng ta đạt được định.
"Da
dẻ hồng hào". Có nghĩa là trên gương mặt ta biểu lộ sự an bình. Không có
thứ thuốc sửa sắc đẹp nào có thể sánh kịp. Đó là nét đẹp từ bên trong. Người
trẻ tuổi có thể chỉ có cái đẹp bề ngoài, nhưng trống rỗng bên trong. Nếu quan
sát, người ta cũng dễ dàng nhận được vẻ đẹp toát ra bên trong. Phật thường được
tả như thế. Có người chỉ cần nhìn thấy Phật một lần, đi trên đường là đã phát
sinh lòng kính yêu Ngài, muốn được theo Ngài để trở thành đệ tử của Ngài. Có
lần Rahula, con trai của Ngài, tỏ ra hãnh diện vì được giống Ngài. Phật liền
quở dạy: "Phải coi tất cả hình tướng bề ngoài như thế nầy: Đây không phải
là của tôi, không phải là tôi, tất cả chỉ là giả tướng".
Một
điều lợi ích nữa của Từ tâm là "Lửa, thuốc độc, làn tên không thể hại tới
ta". Ngày nay người ta không dùng tên nữa mà dùng súng đạn, dùi cui; còn
lữa và thuốc độc muôn thưở vẫn là những thứ dùng để tấn công. Nói thế không có
nghĩa là ta trở nên bất khả xâm phạm, nhưng những người đầy từ tâm hiếm khi rơi
vào những hoàn cảnh đó. Và dù có lâm vào những hoàn cảnh như thế, lòng họ cũng
không hề bị xao xuyến. Của cải họ có thể bị hao hụt, nhưng trái tim của họ thì
không. Trái tim không thể bị khuất phục khi trái tim chỉ có tình thương, không
còn lòng hờn ghét.
"Ta
sẽ được chết bình an". Tất cả chúng ta ai rồi cũng chết. Giờ phút lìa khỏi
đời rất quan trọng, vì đó chính là giây phút của tái sinh, đúng ra đó là ngày
sinh nhật. Nhưng ta thường nói về cái chết với sự đau buồn, mất mát. Thực ra
nếu ta có thể đón chờ cái chết với tỉnh giác, với từ tâm thì đó chính là ngày
sinh tốt đẹp của ta. Tất cả đều không khác, trừ khi bạn là một A-la-hán. Thói
quen suy tưỡng, xúc cảm hằng ngày sẽ theo ta đến tận cuối đời, giây phút lâm
chung. Các thói quen đó không thể thay đổi đột ngột. Vì thế nếu các thói quen
đó xuất phát từ lòng Từ, thì ta sẽ rất tỉnh thức, không thấy sợ hãi, lòng đầy
bình an và vững niềm tin. Giây phút lìa đời phải là giây phút tốt đẹp vì đó là bước
khởi đầu của sự tái sinh.
Lòng
Từ nuôi dưỡng trong tâm sẽ đem lại lợi ích cho chính chúng ta. Ai đó đã nói rất
đúng. Từ tâm chính là lòng thương yêu chính mình. Đúng thế. Nhưng tình thương
nầy không phải là tình thương tầm thường ích kỷ, mà nó là bàn đạp để đưa chúng
ta đến cái đích cuối cùng: Vô Ngã. Thật thế khi trái tim ta càng có nhiều lòng
từ, ta càng như thể không còn nghĩ đến chính bản thân mình, đến cái Tôi của
mình. Và khi cái Tôi trở nên nhỏ bé hơn, thì tình thương yêu càng dễ phát triển
hơn. Khi ta nghĩ đến người khác nhiều hơn, thì Ngã phải nhường chỗ cho họ trong
trái tim. Dĩ nhiên họ là người được lợi nhưng đó chỉ là thứ yếu. Chỉ có ta mới
có thể tự giải thoát cho chính mình. Ai cũng phải ra đi một mình. Nhưng nếu có
những người bạn đồng hành cùng muốn đi theo con đường của ta, thì ta cũng mở
rộng vòng tay đón mời họ, vì con đường, chuyến xe nầy hãy còn vằng vẻ làm sao.
Diệu
Liên Lý Thu Linh (dịch)
(Còn
nữa)
Nguồn tin: theo PTVN
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự