Ví dụ nữa là xác của vị thiền sư cao cấp thuộc phái Phật
giáo Đông Sibiri - Dasha Darjo Itigelop – cho đến nay vẫn được coi là một di
hài bất tử.
Nhiều vị thiền sư sau khi chết cơ thể vẫn
nguyên vẹn và không hề bị phân hủy (ảnh minh họa)
Theo chuyện kể lại thì vị thiền sư Dasha Darjo
Itigelop sinh năm 1852 và mất năm 1927. Trước khi qua đời, ông đã trăng trối
cũng như di chúc lại rằng, quan tài của ông trải qua một khoảng thời gian lại
phải được mở ra để kiểm tra xương. Dasha Darjo Itigelop đã viên tịch tịch trong
tư thế thiền trên tòa sen.
Làm theo đúng di chúc, hậu duệ của vị thiền sư này đã
đưa thi hài của ông lên mặt đất 3 lần vào các năm 1955, 1973 và gần đây nhất là
năm 2002 có sự chứng kiến của các tín đồ Phật giáo Nga và các chuyên gia y tế.
Tất nhiên, kết quả cho thấy là một xác chết hoàn toàn nguyên vẹn như vừa mới
qua đời.
Viktor Zvyagin – một chuyên gia pháp lý người Nga cho
hay, cơ thể của vị thiền sư này giống như của một người còn sống. Da vẫn mềm mại,
các khớp vẫn có thể cử động… Ngạc nhiên nhất là các phân tích hồng ngoại về mẫu
mô cho thấy chúng hoàn toàn bình thường như mô người sống.
Đa số các vị thiền sư cấp cao chết trong
tư thế thiền trên tòa sen (ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã giải thích rằng,
một trong những nguyên nhân khiến cho các thi hài vẫn giữ nguyên vẹn sau hàng nghìn
năm là quá trình ướp xác của tự nhiên, giống như quá trình ướp xác ở các nghĩa
địa của Nam Phi.
Ngoài ra còn có giải thích cho rằng, các thi hài
nguyên vẹn được là nhờ được xử lý bằng sáp mỡ và than bùn để khiến cho cơ thể
giống như một loại xà phòng.
Vẫn chưa có giải thích nào được công nhận
để chứng minh cho việc xác các thiền sư không bị phân hủy
Tuy nhiên, tất cả những giải thích trên lại không được
tìm thấy ở cơ thể của vị thiền sư Dasha Dorjo Itigelop. Chính vì thế, những nhà
sư mới khẳng định, chỉ có những thiền sư cao cấp mới có thể rơi vào một vài trạng
thái đặc biệt trước khi chết và tự gột sạch mình tới mức cơ thể không thể phân
hủy.
Theo các nhà sư ở Ivolginsk Datsan cho biết thì sau lần
đào mộ cuối cùng, họ quyết định không chôn cất lại mà đặt di hài của vị thiền
sư vào một chiếc quan tài bằng kính đặc biệt trong một căn phòng đặc biệt nơi
các tín đồ có thể chiêm ngưỡng được hình hài bất tử của vị tiền bối này.
Cho đến nay vẫn không có một giải thích nào chứng minh
thuyết phục hiện tượng bất hoại của các thiền sư này.
Nguồn tin: 24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự