Tại đây mỗi người đi chùa phải nộp 10.000 đ/lượt. Số tiền tuy không lớn nhưng điều này làm mất đi vẻ tâm linh vốn có nơi đền chùa.
Có đường nhưng bị chặn
Từ “cổng” vào chùa
khoảng 4 km, trong đó có khoảng 1 km đầu tiên đường bằng được rải nhựa phẳng, đẹp,
rộng rãi nhưng khách đi chùa phải gửi xe từ ngoài cổng để vào. Đoạn 1 km đó
khách có thể đi bộ, đi thuyền hoặc đi xe ôm là tùy ý và quãng đường tiếp theo
là leo núi. Có lẽ ban quản lý đặt cổng từ xa như vậy nhằm mục đích “ép” khách
đi thuyền chăng? Tại sao không để khách đi xe vào đến bến trong và từ đó khách
đi bộ để leo núi?
Theo quan sát của tôi nếu ban quản lý có thiện chí với khách nhà chùa thì nên
mở đường để ô tô, xe máy vào đến miếu Cô, miếu Cậu hoặc còn vào sâu hơn nữa,
như vậy quãng đường còn lại khách phải đi bộ sẽ ngắn hơn.
Xin thưa với quý ban, chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh núi Đại Huệ ở xã Nam Anh - Nam Đàn - Nghệ An tuy chưa khánh thành, nhưng đường lên chùa đã được mở cho ô tô, xe máy có thể lên đến sân chùa với chiều dài 4800m tính từ chân núi.
Cấm xe của khách vào nhưng có xe ôm phục vụ
Khách nhà chùa phải gửi xe, đi bộ vào chùa, nhưng lại tồn tại đội ngũ xe ôm sẵn sàn phục vụ chở khách bất cứ lúc nào. Chẳng lẽ mục đích kinh doanh nó đã làm mờ đi ý nghĩa của ngôi chùa.
Theo tôi nếu đặt bài toán kinh doanh mà ban quản lý chùa Hương tích thiện chí với khách hơn, tạo mọi thuận lợi để nhân dân đi lễ chùa hơn thì số lượng khách đến chùa tăng lên rất nhiều và nguồn thu tăng lên đáng kể bởi khách đi chùa từ trẻ nhỏ đến người già không ai không góp công đức bằng tiền vào chùa và sử dụng các dịch vụ khác. Nhiều khách đi chùa cùng tôi vẫn suy nghĩ là giá như tiền đó (tiền mua vé, tiền đi thuyền) để khách tự đóng góp ủng hộ thêm ngoài công đức thì đúng ý nghĩa hơn.
Tôi tha thiết mong rằng, ban quản lý chùa Hương tích Hà Tĩnh có những suy nghĩ và hành động thiện lòng hơn, để nhân dân không phải gặp Sở Trang vương nơi này!
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự