Đại đức Dương Lượng đã có 11 năm trụ trì chùa Sê Rây
Vong Sa Cheak Meas -Đìa Chuối, thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc
Liêu. Và cũng ngần ấy thời gian, vị sư cả này đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp
Phật pháp và cho cuộc sống của đồng bào Khmer.
Đại đức Dương Lượng là tấm gương sáng sống “Tốt đời, đẹp
đạo”, được Phật tử kính trọng, yêu thương.
Trăn trở trước cuộc sống bà con còn nghèo, lúc thì ở
chùa, khi thì đến tận phum, sóc, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hình ảnh
đại đức đến trực tiếp nhắc nhở, kêu gọi bà con hăng say lao động sản xuất đã in
sâu trong trái tim đồng bào Khmer Vĩnh Bình.
Không dừng lại ở đó, cứ mỗi khi có lễ hội tại chùa, đại đức đều dành thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ để thuyết giảng giáo lý nhà Phật, nhắc nhở bà con hăng hái làm ăn, xây dựng đời sống văn hóa, đoàn kết tình nghĩa xóm làng.
Ông Trần Nhíp, Trưởng Ban quản trị chùa nhận xét: “Đại đức Dương Lượng luôn
quan tâm đến cuộc sống bà con Khmer, dẫn dắt bà con sống, lao động và học hành
đi đúng con đường Phật pháp, không làm điều tội lỗi, không vi phạm pháp luật...”
Mấy năm gần đây, cũng nhờ sự nhiệt tình của đại đức Lượng
mà ấp Đìa Chuối không còn lao động người Khmer thất nghiệp. Nhờ được sự tin
yêu, quý mến nên hầu hết những tranh chấp trong đồng bào Phật tử, đại đức đều
tham gia hòa giải thành công, mang lại bình yên cho phum, sóc.
Ở chùa Sê Rây Vong Sa Cheak Meas -Đìa Chuối, nhờ sự
quan tâm của sư cả trụ trì Dương Lượng mà năm nào cũng có rất đông học sinh đến
học chữ Khmer tại chùa mỗi khi hè đến.
Ngoài ra, đại đức Dương Lượng còn tham gia tích cực công việc từ thiện xã hội, quyên góp giúp đỡ người nghèo, kêu gọi xây dựng nhà chùa khang trang, sạch đẹp.
Đã hai nhiệm kỳ liên tiếp, đại đức Dương Lượng được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND hai cấp xã và huyện, là Ủy viên Ủy ban MTTQVN xã Vĩnh Bình và huyện Hòa Bình; làm Phó ban thường trực Ban đại diện Phật giáo huyện phụ trách các chùa và khối sư sãi Nam tông Khmer.
Với những thành tích tiêu biểu của mình, đại đức đã vinh dự trở thành đại biểu
Đại hội điển hình tiên tiến huyện Hòa Bình và tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2005-2010.
Là đại biểu của đồng bào Khmer, mong muốn lớn nhất của
đại đức là đồng bào được tạo điều kiện nhiều hơn về nguồn vốn phục vụ sản xuất
với lãi suất ưu đãi để cuộc sống bà con nhanh chóng được cải thiện.
Đồng thời, Nhà nước có chế độ, chính sách dành cho nhà
sư tham gia giảng dạy chữ Khmer hằng năm tại các điểm chùa để bù đắp một phần
“đèn sách”, vì phong trào dạy và học chữ Khmer ở các điểm chùa trong tỉnh Bạc
Liêu hiện nay đang phát triển rất mạnh.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự