Nhà chùa đồng
tình...
Theo sư thầy Lệ Nguyện, chùa Liên Hoa, đường Thái
Phiên, phường 8, quận 11 - ngôi chùa đã 10 năm không đốt vàng mã để dành tiền
xây nhà tình thương, trao học bổng và khám bệnh cho người nghèo, việc đốt vàng
mã đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân, không thể một sớm một chiều bỏ được.
Để người dân chấp hành tốt nghị định, nhà nước cần phải có những biện pháp thiết
thực.
Tại ngôi chùa lớn nhất TP.HCM - chùa Vĩnh Nghiêm, nhiều
thầy nói chưa biết quy định này. Nhưng nếu nhà nước quy định, chùa sẽ chấp hành
nghiêm chỉnh. Việc phạt tiền sẽ khiến người dân từ bỏ thói quen đốt vàng mã.
Mắt đỏ hoe vì khói vàng mã, chị Nguyễn Thị Lan, quận
3, nói: “Tôi phải mất gần 2 triệu đồng để làm lễ cầu siêu. Trong đó tiền mua quần
áo, vàng bạc cho ba người thân cũng mất hơn 500.000 đồng. Tôi mong vong linh
người thân dưới suối vàng có tiền để dùng, có đủ quần áo để mặc. Tôi chưa nghe ai
nói quy định cấm đốt vàng mã nhưng nếu đốt mà bị phạt thì cũng ngại lắm”.
Sư thầy Thích Phước Thông, chùa Huỳnh Kim, đường Quang
Trung, phường 11, quận Gò Vấp cho biết: “Trong Kinh Phật không quy định, phía
chùa cũng không chủ động đốt vàng mã. Dù vậy, vào những ngày lễ lớn, theo truyền
thống chùa vẫn phải bố trí một số nơi để phật tử và người dân đốt vàng mã.
Chúng tôi không khuyến khích người đến chùa thực hiện nghi lễ này”.
Tại chùa Xá Lợi, đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 1,
quận 3, với khói hương nghi ngút cùng mớ giấy tờ, vàng bạc trên tay, bà Tám đốt
vội vàng vì sợ trời mưa. Khi được hỏi bà có biết gì về quy định phạt tiền đối với
những người đốt vàng mã nơi công cộng, bà tỏ vẻ khó chịu: “Đây là phong tục lâu
đời của người dân, không ai cấm được đâu (?). Có phạt, tụi tui cũng không có tiền
đâu mà nộp”.
Người dân
chưa sẵn sàng
Tại Thừa Thiên- Huế, nơi có tục lệ đốt vàng mã thịnh
hành bậc nhất ở nước ta, người dân vẫn chưa sẵn sàng xóa bỏ tục lệ này. Ông
Nguyễn Văn Thoại ở đường Phan Bội Châu, TP. Huế, tâm sự, mỗi lúc có giỗ chạp,
gia đình ông phải chi từ 1-2 triệu đồng để mua vàng mã về đốt. Với lượng vàng
mã lớn nên không thể đốt trong nhà mà phải đưa ra lề đường để đốt. “Tôi vẫn chưa
biết hoạt động này sẽ bị xử phạt…”- ông Thoại nói.
Ngày 12-7-2010, Chính phủ đã- ban hành Nghị định
75/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
Trong đó, tại điểm C, điều 18 có quy định mức phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000
đồng đối với hành vi đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn
hoá, nơi công cộng khác. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2010.
Bộ phận dân cư đốt vàng mã nhiều nhất ở Thừa Thiên- Huế
là những gia đình phật tử. Ông Hồ Mạnh, một phật tử ở đường Bà Triệu, phường
Xuân Phú (TP. Huế) cho biết: Kinh Phật không dạy phật tử đốt vàng mã nhưng phật
tử lại có tục lệ đốt vàng mã phổ biến nhất. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo và các
chùa cần hướng dẫn, giải thích để phật tử giác ngộ được tác hại của hoạt động
này để tiến tới xóa bỏ.
Cũng theo ông Mạnh, trước mắt ngành chức năng cần
tuyên truyền, vận động để người dân thấm nhuần tác hại của việc đốt vàng mã nhằm
giảm thiểu tình trạng này dần dần mới có thể xóa bỏ hoàn toàn được.
Trong khi người dân chưa sẵn sàng thì các cơ quan quản
lý ở Thừa Thiên- Huế cũng bối rối mặc dù thời điểm Nghị định 75/2010/NĐ-CP của
Chính phủ sắp có hiệu lực thi hành. Ông Nguyễn Lương Dũng - Trưởng Phòng Văn
hóa thông tin huyện Phú Vang - cho biết: Việc tuyên truyền thực hiện nghị định trên
ở huyện đến tháng 9 mới có thể triển khai. Theo đó, phòng này sẽ tuyên truyền
các quy định của nghị định đến ban điều hành các làng văn hóa để các ban này
tuyên truyền đến từng gia đình.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, việc xử phạt theo nghị định
rất khó thực hiện, vì đến nay ông cũng chưa rõ lực lượng nào có chức năng xử phạt
trong lĩnh vực này. Nếu hoạt động xử phạt được giao cho Phòng Văn hóa thông
tin, chắc chắn phòng sẽ không thể “vươn tay” về tận các thôn xóm.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự