Động tác kiễng gót chân không lạ với bất kỳ ai, nhưng khi tập luyện đều đặn lại trở thành một phương pháp dưỡng sinh vô cùng tốt. Mỗi ngày chỉ cần vài phút đồng hồ, giúp bạn có thể dưỡng thận, dưỡng khí huyết lại có thể dưỡng tâm!
Trong bộ sách “Dẫn Thư” nổi tiếng về các phương pháp tĩnh tọa để tăng cường sinh lực như Thiền và Yoga có nói đến “Đôn chủng dĩ lợi hung trung”. “Đôn chủng” ở đây chính là chỉ động tác kiễng chân, “hung trung” có thể giải thích thành “hướng vào trong lồng ngực” hoặc cũng có thể giải thích thành một khái niệm trừu tượng, ví dụ, chúng ta thường nói “trong lòng” hoặc trạng thái tinh thần “hướng nội”.
Nhìn nhận từ góc đô kinh lạc, khi kiễng chân, động tác này kích thích 3 kinh huyệt chính ở chân bao gồm, Túc thái âm tì kinh, Túc quyết âm can kinh, Túc thiếu âm thận kinh. Trung y thường giảng “thận” là “Tiên thiên chi bản“ (Thận là nguồn gốc tiên thiên, là nguồn gốc của sự sống), Tỳ là “Hậu thiên chi bản” là nơi sinh hóa khí huyết, gan là “ bãi cực chi bản” tức là khu vực điều tiết khí huyết, ba cơ quan này đều có tác dụng quan trọng lên khí huyết, nước bọt và tinh thần của con người, do đó, việc kích thích ba kinh huyệt này, rất có tác dụng đối với việc dưỡng sinh và tăng cường sức khỏe.
Động tác kiễng chân này, nếu làm được tốt, một mặt có tác dụng bảo vệ sức khỏe của tim và phổi, một mặt khác, có tác dụng giúp tinh thần tâm trí trở nên thông suốt, hòa ái, ví dụ như có tác dụng giúp giảm áp lực, thư giãn khi tinh thần bị áp lực lớn, giảm mệt mỏi buồn phiền, cũng có hiệu quả phòng bệnh nhất định đối với những loại bệnh lý thiên về trầm cảm u uất trong lòng.
Lợi ích cụ thể của bài tập kiễng chân:
1. Dưỡng thận, dưỡng tinh
Nam giới hường xuyên kiễng chân giúp bổ thận, bài tiết thuận lợi, kèm theo đó sẽ có tác dụng bổ tinh, dưỡng tinh khỏe mạnh.
Phụ nữ kiễng chân và nhảy nhẹ thường xuyên làm tăng khả năng dẻo dai của cơ thể, dưỡng thận, bài tiết thuận lợi.
2. Giảm táo bón, phòng bệnh trĩ
Khi kiễng chân, làm tăng các hoạt động co bóp của hậu môn, giúp bệnh nhân táo bón cải thiện tình trạng bệnh, thông ruột, dạ dày. Khi tập nếu kết hợp với co thắt cơ hậu môn thì hiệu quả càng nhanh chóng rõ ràng.
Người bị bệnh trĩ nên tập thường xuyên để hậu môn làm việc có quy luật, làm giảm bệnh trĩ.
3. Giảm bệnh bí tiểu, tiểu không hết
Theo y học cổ truyền, bệnh liên quan đến tiết niệu, bàng quang và tuyến tiền liệt đa phần xuất phát từ việc khí huyết không lưu thông tốt.
Gót chân là điểm đại diện thần kinh điều khiển của bàng quang, khi mát xa hay kiễng chân có thể giúp cho người bị các bệnh về bài tiết giảm triệu chứng bệnh đáng kể.
4. Kích thích thần kinh não bộ
Việc kích thích gót chân có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu não, khí huyết lưu thông tốt hơn.
Khi phải làm việc quá áp lực, học sinh phải học hành nhiều sẽ có cảm giác “bất lực” trí óc giống như muốn làm việc tốt hơn nhưng não không đủ khả năng để đáp ứng… Những lúc như vậy nếu đứng dậy và kiễng gót chân sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, đánh thức thần kinh não, đầu óc sáng suốt và minh mẫn hơn.
5. Thư giãn, giúp thần kinh bớt căng thẳng
Khi cuộc sống và công việc có nhịp độ quá nhanh sẽ làm cho các dây thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực, khi thấy bồn chồn khó chịu trong người… Lúc này kiễng gót chân vào lúc này giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm cường độ làm việc của hệ thần kinh.
6. Chống trầm cảm
Ngày nay, trầm cảm đã được xem là một loại bệnh nguy hiểm có tỉ lệ người mắc bệnh tăng lên nhanh chóng.
Mặc dù trầm cảm không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng lại gây phiền toái tới tinh thần và giảm chất lượng sống của người bệnh.
Kiễng chân giúp bạn lấy lại tinh thần, bổ sung kịp thời khí huyết lên não, giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm.
7. Ngăn ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim
Đột quỵ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân chính cũng là do thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém hoặc xuất huyết não.
Những người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu nên chú ý kiễng gót chân để tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh.
8. Thon gọn cơ thể, làm nhỏ đôi chân
Kiễng chân để duy trì sự thăng bằng cho cơ thể, khi đẩy trọng lực về phía trước, bắp chân và đùi sẽ được kéo căng và đẩy lên cao, lâu dần sẽ làm cho chân thon gọn, săn chắc.
Kiễng chân còn giúp làm mềm các khớp, tăng sự dẻo dai cho hệ xương sống, tiêu hao mỡ giúp cơ thể thon gọn hơn.
9. Lưu thông máu, giảm sưng phù, tê chân
Khi chúng ta phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế sẽ gây ra chứng mỏi chân, sưng phù hoặc tê chân. Những người tập kiễng chân một thời gian cũng sẽ giảm được bệnh thiếu máu lên não, ngồi xuống đứng dậy đột ngột bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Cách thực hiện động tác kiễng chân
Tư thế chuẩn bị: Hai chân song song, mũi chân hướng phía trước hơi chếch ra ngoài, đầu gối buông lỏng, hơi chùng, toàn thân thả lỏng tự nhiên, bàn chân chạm đất.
1. Hai gót chân cùng đồng thời nâng lên khỏi mặt đất, hai bàn tay đặt nhẹ sau eo, người thẳng, ngực hơi ưỡn ra, bụng hóp lại, đồng thời hít không khí vào.
2. Phần cơ bắp ở lưng buông lỏng, gót chân nhẹ nhàng hạ xuống: Hạ xuống, nhưng cũng không hoàn toàn đặt hẳn cả bàn chân xuống mặt đất, đồng thời thở ra.
3. Làm lại 7 lần. Trở lại tư thế dự bị, khi gót chân đặt xuống đất cần khống chế cùng độ nhanh chậm, khi đặt xuống cần thật nhẹ nhàng, như thế sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giống như một phương pháp dưỡng sinh thời cổ đại gọi là “Chấn tủy pháp”.
Nhìn động tác thì đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ tới. Với người bận rộn cũng có thể tập ngay tại văn phòng. Kiên trì thực hiện kiễng chân mỗi ngày cũng không phải là việc dễ dàng, nhưng nếu trường kỳ thực hiện sẽ điều dưỡng và giúp bình ổn khí huyết âm dương, bổ thận, kiện tỳ, mang lại hiệu quả rất lớn.
Theo trithucvn.net
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự