Cũng có nhiều liệu pháp giúp cải thiện sự di chuyển và đi lại sau đột quỵ nhưng các liệu pháp này cũng chỉ hiệu quả khi được tiến hành trong vài giờ đầu của đột quỵ mà thôi.
Gần đây, các nhà nghiên cứu trường Y khoa Đại học Stanford đã có phát hiện mang tính hứa hẹn trong việc giúp người bị hạn chế khả năng di chuyển và vận động sau đột quỵ.
Họ giả thiết rằng nếu tiêm tế bào gốc vào não bộ của bệnh nhân đột quỵ mãn tính sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót cho nhóm bệnh nhân này. Và trong một thử nghiệm lâm sàng về kỹ thuật này, các chuyên gia phát hiện ra rằng việc tiêm tế bào gốc có thể giúp bệnh nhân đột quỵ cải thiện khả năng vận động.
“Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là sự hồi phục đáng kể quan sát thấy ở một số bệnh nhân. Điều này nằm ngoài sự mong đợi của chúng tôi. Các bệnh nhân hồi phục trong 6 tháng đầu sau đột quỵ tuy sự hồi phục sau đó ít hơn hoặc không đáng kể”, chia sẻ của bác sĩ phẫu thuật thần kinh Gary Steinberg (Đại học Stanford).
Nghiên cứu chọn ra 18 bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu tiên trong thời gian 6 tháng đến 3 năm trước khi thử nghiệm. Các chuyên gia tiêm tế bào gốc (được lấy từ tủy xương) vào phần não bị phá hủy do đột quỵ của bệnh nhân. Sau khi được xuất viện về nhà, các chuyên gia tiếp tục theo dõi sức khỏe của bệnh nhân thông qua các xét nghiệm máu, đánh giá lâm sàng và chụp hình não.
Kết quả cho thấy các tế bào gốc được tiêm vào thường không sống sót lâu trong não và biến mất sau 1-2 tháng sau khi được tiêm. Tuy nhiên, các bệnh nhân vẫn có sự hồi phục đáng kể trong khoảng thời gian 6-12 tháng sau phẫu thuật. Trong đó, một số bệnh nhân ngồi xe lăn có thể đi đứng trở lại.
Loại tế bào gốc được sử dụng có thể là tế bào mô giữa (mesenchymal stem cells) thuộc các vùng cơ, tế bào mỡ, xương và gân (dây chằng). Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng tế bào gốc cũng được sử dụng để điều trị cho sự phá hủy của tế bào não do thiếu oxy (hypoxic-ischemic encephalopathy).
Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự