Qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với NLĐ và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các cơ quan, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội.
Hiện nay, LĐLĐ
tỉnh có 34.706 đoàn viên công đoàn, trong đó chủ yếu là cán bộ, công chức trong
khu vực hành chính sự nghiệp (29.316 người). Để đáp ứng yêu cầu phát triển,
thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu trong cơ chế mới hiện nay, việc
trang bị kiến thức pháp luật vững vàng cho NLĐ và người sử dụng lao động trong
các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp được xem là một yếu tố rất quan trọng.
Công nhân công ty xi măng Lạng Sơn hăng hái tham gia các hoạt động công đoàn
Khi Nghị quyết 5a
được ban hành, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 511/KH-LĐLĐ, tập trung TTPBPL
trong tình hình mới. Từ năm 2005 đến nay, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh
đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: tham gia xây dựng pháp luật;
TTPBPL; tư vấn pháp luật, giải quyết đơn thư của NLĐ; kiểm tra, giám sát chế
độ, cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của CNVCLĐ và tổ
chức công đoàn.
Trong 5 năm qua, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Bảo hiểm Xã hội
(BHXH) tỉnh tổ chức cuộc thi tìm hiểu chính sách BHXH, thu hút 16.271 người
tham gia; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức cuộc thi tìm hiểu Bộ luật dân sự với
gần 70 nghìn bài dự thi; phối hợp với Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh tổ
chức hội thi “Tuyên truyền viên giỏi ATGT”; tổ chức 271 buổi hội thảo, tập huấn
với 10.279 lượt CNVCLĐ tham dự.
Đồng thời, phổ biến các văn bản pháp luật mới,
các luật hiện hành có liên quan đến quyền lợi của NLĐ tới 226 công đoàn cơ sở
xã, phường, thị trấn với gần 4.000 đoàn viên công đoàn tham gia... Bằng nhiều
hình thức phong phú và sự đoàn kết, hợp tác của các cơ quan, ban, ngành, toàn
tỉnh đã xây dựng được mối quan hệ lao động tương đối hài hòa, ổn định, không để
xảy ra tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công.
Các tranh chấp, khiếu nại về quyền lợi, nghĩa vụ chỉ xảy ra nhỏ lẻ, cá nhân, đều được giải quyết thỏa đáng. Thông qua hoạt động của Ủy ban kiểm tra, Ban Chính sách – Pháp luật, các cấp công đoàn đã tiếp nhận 450 đơn thư khiếu nại tố cáo của CNVCLĐ; tư vấn, trả lời 355 đơn thư; tiến hành giải quyết được 85 đơn thư; ngoài ra còn tham gia với các ngành chức năng giải quyết được 186 đơn thư. Qua đó, giải quyết quyền lợi cho 135 người, hạ mức kỷ luật cho 10 người, số người được trở lại làm việc là 17 người.
Bà Bế Thị Hòa, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, LĐLĐ tỉnh cho biết, quá trình thực hiện công tác TTPBPL vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Đó là đầu tư cho công tác TTPBPL chưa tương xứng với yêu cầu trong tình hình mới.
Đội ngũ cán bộ làm công
tác TTPBPL ở các cấp còn ít về số lượng, phần lớn kiêm nhiệm và chưa được đào
tạo, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng báo cáo nên chất lượng TTPBPL chưa
cao. Một số cơ quan, doanh nghiệp hoạt động phân tán, chưa xây dựng được Tủ
sách pháp luật gây khó khăn cho cán bộ, CNVCLĐ khi có nhu cầu nghiên cứu, học
tập nâng cao hiểu biết...
Thời gian tới, các cấp công đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác TTPBPL cho NLĐ với trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện đề án “TTPBPL cho người sử dụng lao động và NLĐ trong các loại hình doanh nghiệp, giai đoạn 2009-2012”; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Tiểu ban phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện, thành phố, công đoàn ngành và công đoàn cơ sở; bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn triển khai các bộ luật mới ban hành cho đội ngũ báo cáo viên, cán bộ công đoàn từ tỉnh đến cơ sở.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự