Kịp thời với đối tượng bắt buộc, nhưng …
Đối
với những đối tượng BHYT bắt buộc (cán bộ, công chức, viên chức), do nơi làm
việc và tham gia BHYT ổn định, nên ngay từ ngày đầu tiên của năm mới, người lao
động đã có thẻ BHYT.
Vì vậy, khi đi KCB từ ngày 1/1/2010 sẽ không có vấn đề gì.
Đối với học sinh sinh viên (HSSV), cho dù là đối tượng tự nguyện, song một số
nhà trường trên địa bàn thành phố quy định là sự bắt buộc, vì vậy, chuyện “đổi
thẻ” cũng diễn ra hết sức thuận lợi. Khi hỏi về chuyện cấp thẻ BHYT mới, đồng
chí Hiệu trưởng trường THPT Việt Bắc vui mừng nói rằng, do công tác chuẩn bị
tốt và phối hợp khá nhịp nhàng với cơ quan BHXH, nên ngay từ 1/1/2010, trên
2000 học sinh của nhà trường đã có thẻ BHYT mới.
Tuy
nhiên, đối với các đối tượng khác như trẻ dưới 6 tuổi, người nghèo, người thuộc
các xã vùng 135, vùng ĐBKK thì lại không như vậy.
Bệnh nhân BHYT chờ khám chữa bệnh tại
Bệnh viện huyện Hữu Lũng
Trước
hết phải nói rằng, đây là đối tượng “vừa ổn định, vừa có biến động”. Thông
thường phải đến hết tháng 10, việc rà soát hộ nghèo mới được tiến hành. Chuyện
“thoát nghèo” và “tái nghèo” luôn gây sự phức tạp cho nhân viên rà soát,
thống kê. Vì vậy, từ công đoạn rà soát đến công nhận mất vài ba tháng; từ việc
công nhận chuyển lên Sở Lao động TBXH và BHXH, in thẻ, chuyển và cấp thẻ đến tay
người nhận cũng mất ngần ấy thời gian. Tổng cộng, người được hưởng chế độ cũng
mất một quý, thậm chí nửa năm.
Từ
1/1/2010, thẻ BHYT năm 2009 đã hết hạn sử dụng, vì vậy “động tác đơn giản” của
các bệnh viện là thu viện phí như đối tượng dịch vụ và hướng dẫn cho bệnh nhân
là nếu còn nằm trong diện BHYT, thì sau này sẽ mang chứng từ về cơ quan
BHXH thanh toán.
Giải thích về vấn đề này, đồng chí Giám đốc bệnh viện Đình Lập
nói rằng “Không có cách nào khác, vì nếu linh hoạt giải quyết, cơ quan BHXH sẽ
xuất toán, và số tiền ấy, ai sẽ là người gánh vác”. Vẫn biết là “được thanh
toán” nếu còn tiếp tục được cấp thẻ, song trước mắt người nghèo sẽ không có
tiền nộp chi phí cho BV.
Hướng giải quyết tích cực
Từ
Hà Nội chuyển về bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn để chạy thận nhân tạo, với thẻ BHYT
trong tay, ông Nông Văn Mảng thuộc hộ nghèo ở Văn Quan rất yên tâm. Song từ
1/1/2010, ông và gia đình rất lo vì thẻ BHYT đã hết hạn. Thông cảm với gia
đình, Bệnh viện đã cho ông “nợ” thẻ và “mở hướng” cho gia đình về địa phương xin
giấy xác nhận từ xã lên huyện, Sở Lao động- TBXH và sang BHXH làm thẻ mới trong
thời gian ngắn nhất.
Thực
hiện các quy định KCB ban đầu và gần đây là Công văn 1232 của UBND tỉnh, việc
“phân tuyến” đã tạm ổn theo hướng từ trạm y tế xã, phòng khám ĐKKV, nên công
tác KCB cho đối tượng BHYT không có gì vướng mắc.
Vì nếu người dân chưa có thẻ BHYT sẽ lấy chứng nhận của UBND địa phương và làm các thủ tục cần thiết để được hưởng. Song, khi BN phải chuyển tuyến, hoặc KCB vượt tuyến, trái tuyến, nhiều vấn đề cần được giải quyết ổn thỏa, có lý có tình. Sự giải quyết này cần căn cứ vào những trường hợp cụ thể để cho “nợ” thẻ BHYT, hoặc thu viện phí như các đối tượng dịch vụ.
Trường
hợp giải quyết linh hoạt như bệnh viện Đa khoa chắc chắn sẽ được nhân dân
đồng tình. Đối với một tỉnh dân tộc miền núi như Lạng Sơn, sự “rủi ro” hoặc “nợ
xấu” sẽ rất hãn hữu. Vì một trường hợp chạy thận suốt đời như ông Mảng, chắc
chắn gia đình sẽ chưa thể thoát nghèo.
Còn đối với trẻ dưới 6 tuổi chỉ cần trình
giấy khai sinh và phô tô giấy khai sinh để lưu vào hồ sơ là đủ. Mong rằng
Sở Y tế và BHXH tỉnh cần thống nhất quan điểm và sự chỉ đạo thống nhất cho các
cơ sở KCB. Mặt khác, chính quyền và các cơ quan có trách nhiệm cần đẩy nhanh
tiến độ cấp thẻ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng. Đó cũng là hành động
cụ thể để cùng nhà nước góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự