Những
năm qua, phong trào phát triển kinh tế gia đình trên địa bàn huyện Hữu Lũng
ngày càng lan rộng. Trong những thành quả đó có sự đóng góp tích cực của Hội
Nông dân các cấp; đặc biệt là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh
giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐGN và làm giàu chính đáng” do Hội phát động.
Các cấp
Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, chuyển giao KHKT, hỗ trợ vốn vay, tổ chức các mô hình
trình diễn giống mới, dạy nghề...Từ năm 2007 đến nay, toàn huyện đã có trên 16
nghìn lượt hội viên được học tập phổ biến kiến thức KHKT; gần 4000 lượt hộ hội
viên được hỗ trợ vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp
& phát triển nông thôn với tổng dư nợ trên 30 tỷ đồng.
Cùng với đó, Hội còn
điều tiết quỹ hỗ trợ nông dân cho hơn 100 hộ nghèo vay để phát triển sản xuất;
ngoài ra còn hợp đồng với các đơn vị sản xuất phân bón, vật tư để cung ứng cho
nông dân theo phương thức trả chậm... Nhờ sự hỗ trợ tích cực đó, hằng năm đã có
từ 2.500 – 3.000 hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; riêng năm 2009
đã có 3.788 hộ đăng ký. Từ phong trào thi đua của Hội Nông dân, trong 2 năm
(2007-2008) toàn huyện đã xoá được 313 hộ hội viên nghèo.
Ai
đã từng đặt chân đến Hữu Lũng chắc hẳn không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của
vùng quê nơi đây so với hơn chục năm về trước. Bên cạnh những mô hình kinh tế
có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như hộ ông Nông Văn Chiển, xã Minh
Tiến; Phùng Văn Bắt, xã Hoà Sơn; Nông Văn Lợi, xã Cai Kinh,...dựa vào tiềm năng
thế mạnh của địa phương, hằng năm người dân Hữu Lũng đã tạo dựng được rất nhiều
mô hình kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực, làm đổi thay diện mạo nông thôn.
Chúng tôi có dịp đến thăm hộ ông Lê Văn Hiệu ở thôn Văn Miêu xã Minh Sơn, được
tận mắt chứng kiến cả một khu đồi hoang hoá xưa kia, nay đã được quy hoạch
thành một mô hình vườn đồi với hơn 3 ha rừng trồng cây lâm nghiệp đang xanh
tươi tràn đầy sức sống; ở tầng thấp là vườn cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi dê,
ong mật, ngoài ra còn nuôi gà thả vườn. Nhờ biết khai thác thế mạnh, ứng dụng
KHKT vào thực tiễn và cần cù lao động mà mỗi năm gia đình ông có thu nhập từ
40-50 triệu đồng.
Những
mô hình kinh tế nông – lâm kết hợp trồng trọt, chăn nuôi và trồng cây ăn quả
trên địa bàn Hữu Lũng ngày càng được nhân rộng. Người dân đã có ý thức gắn sản
xuất với thị trường, vì vậy đã hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập
trung như vùng trồng na ở xã Hoà Lạc, Đồng Tân, Cai Kinh, Yên Sơn, Yên Vượng; phát
triển rừng ở các xã Hoà Sơn, Tân Thành, Đô Lương...
Có thể nói, hầu hết các xã,
thị trấn đều xuất hiện những nông dân điển hình trong sản xuất, kinh doanh.
Toàn huyện hiện có 32 trang trại nông-lâm nghiệp quy mô vừa và nhỏ; 26/26 xã,
thị trấn xây dựng được cánh đồng có thu nhập từ 40-50 triệu đồng/ha...
Trong
chăn nuôi, ngoài đàn gia súc, gia cầm truyền thống, người dân đã mạnh dạn mở ra
hướng đi mới và thành công với các loài vật nuôi như: nhím, ba ba, dê... trở
thành sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường.
Bên cạnh đó, cùng với những
cánh rừng keo, bạch đàn và cây ăn quả, người dân đã phát triển thêm nghề nuôi
ong lấy mật và thành lập các chi hội nghề nghiệp như chi hội nuôi ong ở thị trấn
Hữu Lũng, xã Đồng Tân, Minh Sơn ... Hằng năm duy trì trên 3000 đàn ong mật, sản
phẩm sữa ong chúa của Hữu Lũng đã được trưng bày giới thiệu tại các hội chợ
triển lãm trong và ngoài tỉnh.
Ông
Cao Văn Quang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hữu Lũng cho biết: Mặc dù vậy, nhưng
các phong trào của Hội phát triển chưa đồng đều và còn thiếu tính bền vững.
Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng
tăng cường công tác hỗ trợ nông dân, phấn đấu hằng năm có từ 7 - 8 nghìn lượt
hội viên được tiếp cận với kiến thức KHKT, có từ 500- 1000 lượt hội viên được
đào tạo nghề; từ 6-7 nghìn hội viên đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Nguồn tin: baolangson
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự