Thời gian qua công tác này đã thu được những kết quả đáng kể, giúp cho trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao, bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, ngày càng thích ứng với xu thế phát triển mới của đất nước.
Các học viên lớp trung cấp lý luận - hành chính trong giờ lên lớp
Từ năm 2006 trở về
trước công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh ta chưa được quan
tâm đúng mức, công tác đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào quản lý nhà
nước theo ngạch. Còn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ, kỹ năng quản lý chuyên ngành theo ngành dọc, lĩnh vực hội nhập kinh
tế quốc tế, thương mại du lịch chưa được quan tâm, chủ động.
Chưa xây dựng được chế độ khuyến kích; ban hành được quy định về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng các chế độ khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; những người có trình độ, kinh nghiệm tham gia vào việc đào tạo, bồi dưỡng. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã về trình độ chuyên môn còn trong độ tuổi, có khả năng sử dụng lâu dài chưa được quan tâm.
Mỗi năm chỉ đào tạo, bồi dưỡng được khoảng 2.000 cán bộ, công chức, nên
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ. Để khắc phục những yếu kém trên, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 50 về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006-2010 và các
kế hoạch hằng năm; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện.
Hàng năm
tỉnh đã dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và ban
hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng. Đồng thời tăng cường phối hợp với các trường trung ương, các cơ sở đào
tạo trong và ngoài tỉnh, mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về lý luận
chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học; chuyên môn nghiệp vụ tư pháp,
văn hóa, nông nghiệp, địa chính, thống kê; kỹ năng và quản lý điều hành cho
lãnh đạo, cán bộ, công chức cấp xã.
Trong 5 năm qua, tỉnh ta đã bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… cho 1.781 lượt cán bộ, công chức hành
chính thuộc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ… cho 9.833 lượt cán
bộ, công chức cấp xã.
Đặc biệt từ năm 2009 đến nay mỗi năm tỉnh ta đào tạo, bồi
dưỡng được khoảng 5.000 cán bộ, công chức; những lĩnh vực mới được quan tâm đào
tạo bồi dưỡng như: Tiếng dân tộc Tày, Nùng, hội nhập kinh tế quốc tế, tôn giáo…
Cho đến nay đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh ta từng bước đã được
nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong tổng số 2.120 cán bộ, công chức
các cơ quan cấp tỉnh và UBND cấp huyện, số chuyên viên cao cấp có 11 người,
chuyên viên chính và tương đương 188 người, chuyên viên 1.275 người, cán sự 437
người; tiến sỹ 7 người, thạc sỹ 44 người, đại học, cao đẳng 1.535
người, trung học 406 người.
Cán bộ sự nghiệp tổng số 20.364 người, trong
đó chuyên viên cao cấp có 1 người, chuyên viên chính 146 người, chuyên viên
10.476 người, cán sự 8.002 người; tiến sỹ 3 người, thạc sỹ 152 người, đại học
5.386 người.
Tuy nhiên trong tổng số trên 4 nghìn cán bộ, công chức cấp xã
trong toàn tỉnh hiện nay vẫn còn 48% chưa qua bồi dưỡng lý luận chính trị, 30%
chưa qua đào tạo chuyên môn, 78% chưa qua bồi dưỡng quản lý nhà nước.
Năm 2011, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các ngành, các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 3.665 cán bộ, công chức, viên chức, với tổng kinh phí khoảng 6 tỷ đồng; tập trung vào một số lĩnh vực như bồi dưỡng HĐND các cấp, kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, kiến thức quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quản lý tôn giáo, tư pháp, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý ngân sách…
Có thể nói chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong những năm qua ở tỉnh ta ngày càng được nâng cao; đã đa dạng hóa các phương thức, hình thức tổ chức lớp, nhất là mở các lớp ngoài giờ hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên cũng như các cơ quan trong việc bố trí, sắp xếp thời gian làm việc để đi học; tận dụng được các nguồn lực để triển khai nhiều nội dung đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng các khóa học rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày, Nùng, tin học, ngoại ngữ… góp phần nâng cao năng lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan, ban, ngành trong toàn tỉnh.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự