Tuy nhiên, mỗi năm, điểm đến của 10 huyện, 1 thành phố mới thu hút chưa tới 2,5 triệu lượt khách (cả nội địa và quốc tế). Làm sao để thu hút nhiều hơn nữa lượng khách đến với tỉnh? Đây là câu hỏi mà ngành du lịch Lạng Sơn cần phải trả lời!
Khách du lịch Trung Quốc chờ làm thủ tục nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị - Ảnh: Thanh Sơn
Lượng khách du
lịch đến với Lạng Sơn chưa nhiều nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là cách làm
du lịch của chúng ta vẫn còn dựa vào quá nhiều tiềm năng, mức đầu tư, tạo điểm
nhấn cho du lịch vẫn còn yếu. Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Sở VH-TT&DL
cho biết: du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển du lịch, thì
ngoài ngành du lịch, các ngành khác, và cả nhân dân cũng phải vào cuộc.
Thời
gian qua, việc phát triển thương hiệu và quảng bá những đặc sản của Lạng Sơn
chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại, trên thị trường chúng ta chưa có sản
phẩm mang tính đặc trưng của địa phương, và vì thế, nguồn lợi thu từ du lịch
cũng giảm. Đối với các huyện, với rất nhiều lợi thế nhưng trên thực tế
hiện nay, hầu hết các địa phương vẫn chỉ dựa vào những tiềm năng có sẵn để phát
triển du lịch.
Chính vậy, các huyện vẫn chưa tạo được điểm nhấn để níu kéo
khách du lịch ở lại qua đêm. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của Lạng Sơn đã
chi phối rất nhiều đến tính trùng lặp của sản phẩm du lịch. Hiện tại, sự trùng
lặp về sản phẩm du lịch khiến ngân hàng tour chưa phong phú. “Truyền thống” lên
xe, đi lên chợ biên giới mua sắm… vẫn cứ lặp đi lặp lại dẫn đến sự nhàm chán,
khó giữ chân du khách.
Ngày 9/7/2011 – ngày kỷ niệm 51 năm ngày thành lập ngành
du lịch Việt Nam, phóng viên chúng tôi đi lên khu du lịch Mẫu Sơn, ngay từ chân
núi, ngoài cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng thì tốc độ đầu tư vẫn chưa có gì nổi trội.
Không những vậy, mọi công trình như: đường lên núi, thanh chắn ATGT, gương cầu
và cả một số khu nhà nghỉ đã xuống cấp trầm trọng. Lên đến đỉnh, không chỉ
phóng viên, tất cả các du khách đều có chung một cảm nhận: cách làm du lịch ở
Lạng Sơn còn quá lạc hậu.
Ngành du lịch Lạng Sơn đang tìm mọi cách để thu hút khách đến với Mẫu Sơn, nhưng tại đây có một nhóm người lại muốn làm ngược lại, họ thu tất cả mọi phí như: lên chòi ngắm cảnh thu 2.000 đồng, để xe dưới chân chòi thu 10.000 đồng phí trông xe…, tất cả các hoạt động thu phí này đều không có vé, hay phiếu thu(?). Các du khách tâm sự, 2.000 đồng không phải là lớn, nhưng cách làm này sẽ tạo một tâm lý ức chế, không thoải mái cho du khách.
Lạng Sơn là một tỉnh
miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và hệ thống danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân
tộc thuận lợi để phát triển du lịch.
Tuy nhiên, như đề cập ở trên, mức thu hút
khách vẫn còn rất thấp. Tâm sự về câu chuyện du lịch, ông Đặng Tăng Phúc, chủ
nhà nghỉ Hương Sơn – người rất có tâm huyết với việc phát triển du lịch tại Mẫu
Sơn cho biết: việc đầu tư yếu là nguyên nhân chính, ví dụ như: tại đỉnh Mẫu
Sơn, hệ thống nước còn chưa có, khiến người đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn oải
chứ đừng nói đến du khách.
Và nếu không nghiên cứu một cách cụ thể, không đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và thực trạng để đề ra định hướng, giải pháp khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch thì không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn gây ra tác động rất lớn đối với môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Để phát triển, du lịch Lạng Sơn không chỉ dựa vào tiềm năng.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự