Nhờ làm tốt công tác phòng, chống, những năm gần đây, số người mới mắc nghiện bước đầu đã dần dần được kiềm chế, nhưng công tác cai nghiện và quản lý đối tượng sau cai đang gặp không ít khó khăn và thách thức.
Lạng Sơn hiện có 1 Trung tâm CBGDLĐXH với công suất thiết kế ban đầu 140 giường. Nhưng thực tế hàng năm trung tâm vẫn phải tiếp nhận từ 200 - 240 học viên vào cai nghiện gây nên tình trạng “quá tải”, ảnh hưởng nhiều đến quá trình cai nghiện của các học viên. Trước những khó khăn về cơ sở điều trị của tỉnh như vậy, năm 2010 Trung tâm đã được UBND tỉnh phê duyệt Quyết định dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp trung tâm từ 140 giường lên 500 giường với tổng mức kinh phí được phê duyệt 99 tỷ đồng, bằng nguồn vốn của Trung ương, chia làm 3 gói thầu. Hiện nay, công trình đang được thi công san ủi mặt bằng, dự kiến công trình dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2011.
ĐVTN huyện Cao Lộc cổ động tuyên truyền phòng chống TNXH Ảnh: Hòa Lộc
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2005 – 2010, các cấp, ngành chức năng đã tổ chức cai nghiện cho 1.704 lượt người nghiện, đạt 130% người nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó, cai nghiện tập trung tại Trung tâm CBGDLĐXH tỉnh là 1.287 lượt người, chiếm 98,31%; số còn lại được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
Tuy nhiên, do chất lượng cai nghiện chưa đáp ứng yêu cầu và công tác quản lý sau cai còn lỏng lẻo, hình thức, đặc biệt là chưa tạo được môi trường xã hội thật tốt để người nghiện tái hòa nhập cộng đồng…, vì vậy tỷ lệ tái nghiện vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 90 – 95%.
Từ thực tiễn số
người nghiện chưa được phát hiện, hạn chế trong việc lập hồ sơ quản lý và tổ
chức cai nghiện tại gia đình và trong cộng đồng đang còn rất lớn; từ hiệu quả
công tác cai nghiện đạt ở mức thấp, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải đầu tư
nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hữu hiệu hơn.
Bởi vấn đề tệ nạn ma túy hiện tại không còn chỉ là ở mỗi cá nhân người nghiện và gia đình có người nghiện gánh chịu hậu quả mà nó kéo theo những tác hại chung cho xã hội như sự lây nhiễm HIV, lây lan tệ nạn nghiện hút ma túy và nảy sinh các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, bạo hành…, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Khó khăn trong
việc thực hiện công tác quản lý sau cai theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP của Chính
phủ là hiện nay Lạng Sơn vẫn chưa có Trung tâm quản lí sau cai nghiện ma túy
hoặc khu vực riêng dành cho người sau cai nghiện tại trung tâm.
Do cơ sở vật
chất tại trung tâm hiện nay còn chật hẹp, công suất thiết kế ban đầu của trung
tâm còn thấp đã làm cho việc triển khai quản lý, giúp đỡ các đối tượng sau cai
nghiện ma túy gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình khó khăn chung về cơ sở vật
chất như vậy, để tiếp nhận được đối tượng quản lí sau cai nghiện ma tuý tại
trung tâm phải chờ dự án cải tạo nâng cấp mở rộng trung tâm hoàn thành và đưa vào
sử dụng.
Cùng với đó, hiện nay Sở LĐTB&XH đang phối hợp với một số ngành
chức năng xây dựng kế hoạch và các chính sách hỗ trợ cho đối tượng cai nghiện
ma túy để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định các chính sách hỗ trợ phù
hợp với thực tế hiện nay. Trước mắt, Lạng Sơn chưa thành lập được Trung tâm
quản lý sau cai nghiện thì sẽ tiến hành thành lập Phòng quản lý sau cai nghiện
ma túy tại Trung tâm CBGDLĐXH, tăng thêm chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm
CBGDLĐXH tỉnh.
Đồng thời liên kết với các doanh nghiệp, công ty trên địa
bàn tỉnh tạo việc làm tại chỗ để đối tượng được hưởng lợi trên sản phẩm do họ
làm ra… Với những nỗ lực tích cực đó, tin tưởng và hy vọng rằng, trong thời
gian tới tỉnh ta sẽ đạt được những kết quả thiết thực trong công tác cai nghiện
ma túy.
Đặc biệt là công tác quản lý sau cai nghiện sẽ nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu hiện nay, qua đó góp phần kiềm chế, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi cộng đồng. Từ đó xây dựng được nhiều hơn nữa các xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự