Nhân dân xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng chăm sóc cây ăn quả
Phát huy nội lực,
huy động nguồn lực, sức mạnh của cộng đồng là một trong những yếu tố then chốt
để xây dựng nông thôn mới. Trong công tác đó, hệ thống chính trị từ Đảng đến
các đoàn thể phải hiểu, lãnh đạo và tuyên truyền nhân dân để họ hiểu chính mình
là chủ thể, từ đó coi xây dựng nông thôn mới là việc của mình.
Trong khi ở các
địa phương khác còn nhiều lúng túng, thì ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng nông
thôn mới đã và dần trở thành một phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ, trong đó
người nông dân có vai trò trung tâm dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở
đảng. Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Văn Thi, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy
xã cho biết: Chúng tôi xác định rằng xây dựng nông thôn mới là một quá trình phát
triển toàn diện và bền vững với mục tiêu cuối cùng là nâng cao toàn diện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, và đây cũng không phải là một dự án để
chờ nhà nước đầu tư mà chính người nông dân phải chủ động phát huy nội lực của
mình.
Từ đó, Đảng ủy xã một mặt coi tuyên truyền, vận động là công tác trọng
tâm. Trước tiên là để cho người dân hiểu về nông thôn mới, từ đó xác định được
mình phải làm gì. Ngay khi huyện triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011-2015, Đảng ủy xã đã tổ chức tuyên truyền cho 186 đảng viên trong
toàn Đảng bộ và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trên địa bàn, các
trưởng thôn, những người có uy tín trong cộng đồng…đây sẽ là lực lượng nòng cốt
trong công tác vận động tuyên truyền đến nhân dân.
Các tổ chức đoàn thể, chịu
trách nhiệm tuyên truyền đến từng đoàn viên, hội viên; đối với đảng viên, trước
tiên phải gương mẫu, vận động các thành viên trong gia đình đi đầu trong xây
dựng nông thôn mới, sau đó là phụ trách từng hộ, nhóm hộ, vận động cả cộng đồng
cùng tham gia.
Mặt khác, Ban chấp hành Đảng bộ xã họp bàn để rà soát các tiêu
chí, trong đó phân tích đâu là tiêu chí có thể đạt, tiêu chí khó đạt…để xác
định được hướng đi trọng tâm, hướng tới các tiêu chí mục tiêu để tập trung chỉ
đạo, thực hiện dứt điểm. Tính toán cân đối giữa các công trình cấp xã và cấp thôn,
trong đó tập trung đầu tư cho công trình cấp thôn, hướng tới hiệu quả sử dụng
của các công trình. Trên thực tế, trong những năm qua, xã Chi Lăng huy động và
phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp của cộng đồng vào sự phát triển của địa
phương.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, toàn xã đã giải phóng được trên 20.000m2 để xây dựng các công trình công cộng; cơ bản hoàn thành các nhà văn hóa thôn; chung sức xây dựng 3 cây cầu bắc qua sông Thương…
Có thể nói, chung sức xây dựng nông thôn mới là việc mà Đảng bộ và nhân dân xã Chi Lăng đã làm từ nhiều năm qua và hiện nay là thời điểm tăng tốc để đạt được tới chuẩn mà các tiêu chí đã đề ra. Bà Triệu Thị Tám, Bí thư Chi bộ thôn Quán Bầu cho biết: Trong những năm qua nhân dân trong thôn đã chung sức cơ bản bê tông hóa xong đường giao thông nông thôn, đóng góp xây dựng nhà văn hóa khang trang, ra sức phát triển sản xuất… nên đời sống vật chất tinh thần của người dân trong thôn không ngừng được nâng lên. Vừa qua Chi bộ đã họp và triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tới từng hộ gia đình và đã tạo được sự đồng lòng hưởng ứng của tất cả người dân trong thôn.
Chứng kiến những
bước triển khai xây dựng nông thôn mới ở xã Chi Lăng, đồng chí Nguyễn Hoàng
Hiệp, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới phấn khởi: Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới ở Chi
Lăng, chúng tôi có một niềm tin rất mạnh mẽ, địa phương đã làm được những việc
mà hiện nay đang là khó khăn chung của cả nước và đây xứng đáng là điểm của cả
tỉnh.
Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tinh đã khởi động được gần nửa năm, vẫn còn rất nhiều những khó khăn, thử thách ở phía trước, nhưng đã có những điểm sáng về cách triển khai thực hiện và chính từ những điểm sáng đó, bước đường xây dựng nông thôn mới sẽ trở nên bằng phẳng hơn và gần hơn với Xứ Lạng.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự