Từ sáng sớm tinh sương, người dân ở các bản làng Cao Kiệt, Xiên Cù, Bản Quách, Khuôn Nhà, Pác Cáp, Khuôn Nghiền đều sắm lễ vật là lợn quay, xôi nhà. Lễ vật đặt ở giữa các khoảnh ruộng và mọi người đều thể hiện những sản vật độc đáo của một năm lao động vất vả của gia đình để cúng tế trời đất rồi mời mọi người thưởng thức...
Ngay từ chiều 1/2 (mùng 4 Tết) nhiều người, nhất là các trai làng, gái bản từ Đồng Mỏ (huyện Chi Lăng), Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) đã về dự. Đêm đến, sau khi đến thắp hương tại ngôi đình vua Đinh Tiên Hoàng ở giữa làng, nam thanh, nữ tú tham dự các hoạt động múa sư tử, đánh sảng và hát Sli, Lượn.
Trên những ngọn đồi đầy hoa mua, hoa sim từng tốp trai gái hẹn hò và cất tiếng hát làm rộn ràng bước chân các du khách gần xa... Nghệ sĩ ưu tú Triệu Thủy Tiên - dân tộc Nùng, người đã nhiều năm sưu tầm những làn điệu hát Sli, Lượn cổ tâm sự: “Người dân tộc thiểu số ở Pác Mòng vẫn giữ được nét văn hoá khá đặc sắc. Điển hình là những bài mang âm hưởng của lễ hội Lồng Tồng.
Đây là hội cầu mùa quen thuộc của đồng bào các dân tộc nơi đây. Bà con Tày - Nùng ở các xã ngoại vi thành phố Lạng Sơn đều yêu thích các hoạt động lễ hội này. Tuy nhiên hội Lồng Tồng ở Lạng Sơn có tiết mục múa sư tử là điểm dị biệt...”. Đi hội Pác Mòng gặp người thân, hái được nhiều lộc thì được coi cả năm may mắn.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Chiến
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự