Các nhà nghiên cứu khảo sát về các yếu tố -- đường trong máu, mỡ trong máu, áp suất máu, kích thước vòng bụng (hông), và sức nặng cơ thể -- khi cộng lại để thành một hiệu ứng tiêu hóa (metabolic syndrome) và thấy rằng người ăn chay thấp hơn người không ăn chay trên mọi cách tính ngoại trừ cholesterol.
Hiệu ứng nêu trên là một sự rủi ro lớn hơn để dẫn tới bệnh tiểu đường hay bị tim trong tương lai.
Trong cuộc nghiên cứu, 23 trong mỗi nhóm 100 người ăn chay đã có ít nhất 3 yếu tố về hiệu ứng metabolic, trong khi tới 39 trên mỗi nhóm 100 người không ăn chay và 37 người trong mỗi nhóm người có ăn chay bán phần.
Nghĩa là 23% ít rủi ro, so với 39% và 37% trên các nhóm so sánh trên.
Trưởng nhóm nghiên cứu là GS Nico Rizzo thuộc đai học Loma Linda University nói là ông biết người ăn chay có ít sự rủi ro bệnh, "nhưng không ngờ tỉ lệ cách biệt như thế."
Cuộc nghiên cứu thực hiện và khảo sát về thức ăn, sức khỏe và nếp sống của hơn 700 người thành niên.
Xếp loại người ăn chay trong nghiên cứu nghĩa là những người ăn thịt (bất kỳ thịt nào) ít hơn một lần một tháng, người ăn chay bán phần là ăn thịt ít hơn một lần/tuần, và ngoaì ra là người không ăn chay.
Kết quả cuộc nghiên cứu và các bản phân tích chỉ số BMI đăng trên tạp chí Diabetes Care, chỉ khảo sát yếu tố dẫn tới bệnh, mà nhưng không khảỏ sát về dàì hạn để xem những người ăn chay có tỉ lệ ít bệnh tiểu đường hay tim không.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự