65 năm qua, mỗi khi cải nhau thì tôi là người ra vườn đi tản bộ hoặc đi dạo
phố”. Nghe
xong, cả bọn chúng tôi cười ầm lên, bổng nhiên có một học sinh nam nói nhỏ
rằng: “ngốc thế, sao lần nào thầy cũng sai cả”. Kỳ thật, thầy giáo chúng tôi
không ngốc và cũng không phải mỗi lần cải nhau đều do lỗi của thầy hay do thầy
sai đâu. Nhưng bởi vì thầy nhường nhịn, mỗi lần như vậy thầy đều chủ động ra
vườn tản bộ, làm giảm bớt những điều không đem lại lợi ích giữa vợ chồng và dập
tắt đi sự tranh cãi. Tinh thần của thầy đáng làm cho mọi người cảm động và khâm
phục, bao nhiêu cặp nam nữ có thể không xãy ra tranh cãi chứ? Thà rằng “tự nhận
sai” và nhường đi vài lời để cắt ngang lời lẻ không hay giữa hai người, làm cho
hai người bình tỉnh suy xét lại mình trong chốc lát còn hơn rướng cổ tranh cãi.
Sự
thật rất nhiều người biết tranh luận nhưng không nhất định biết nói năng chuyện
trò. Đặc biệt là những lúc cãi nhau đến đỏ mặt tía tai thì thế nào có thể hiểu
được đạo lý “bớt một lời biển rộng trời cao”? Và sự thật đã chứng minh những
người thích tranh cãi nhiều là những người càng ít tư tưởng. Bởi vì những người
chỉ chú ý đến tranh cãi thì ít suy ngẫm tìm tòi. Cho nên lúc những người thường
thích dùng miệng lưỡi tranh cãi biện luận thì dần dần không thích dùng tai lắng
nghe và cũng ít dùng trí để suy nghĩ.
Người xưa thường nói “thanh thiếu niên
thích nói nhiều, trung niên thích làm hơn và người già thì thích suy ngẫm”. Nhưng
tôi cảm thấy, thầy giáo chúng tôi thích nói và làm nội tâm ngoại tướng đều
tương đồng, không nặng lời mắng nhiếc, không tranh hơn thua, cho nên trường thọ
tướng hảo. Có một triết gia nói rằng: “khi một người nữ nổi giận giống như một
hồ nước bị quấy lên đục ngầu đáng sợ, làm mất đi vẽ đẹp thanh nhã vốn có”. Kỳ
thật nam hay nữ nỗi giận thì gương mặt đều khó xem như nhau thôi.
Chỉ
có sự nhường nhịn và bao dung trong lời nói, “tự nhận sai và ra vườn tản bộ
trầm tư suy nghĩ". Đó mới chính là bí quyết để nuôi dưỡng hạnh phúc.
Nguồn tin: Như Nguyện dịch
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự