Mặc dù, chúng ta
nhìn nhận rượu ở gốc độ nào đi chăng nữa thì rượú vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến
đời sống sinh hoạt của từng cá nhân. Theo cách nghĩ thông thường của người
nghiện, rượu có thể giúp họ vơi đi những lo âu sợ hãi; quên đi những mặc cảm tự
ty, giải toả những ràng buộc đè nén nơi tâm hồn mà trong trạng thái tâm lí bình
thường không thể thực hiện được . Có điều người uống rượu quên rằng khi say, họ
chỉ khoát lên mình chiếc áo giả tạo đầy bản lỉnh.
Do đó, họ dễ đi đến những
hành vi lệnh lạc như đánh người gây thương tích, hành hạ vợ con, làm mất trật
tự nơi công cộng, đua xe lạng lách trên đường phố…, và còn rất nhiều hành vi lệch
lạc khác. Trong bộ luật cổ Khăm Phi Pha Thăm Ma Xạt của Lào, dưới thời vua Xu
Li, phần cuối có qui định rõ : “Mọi người không được ăn, uống say. Hành vi
say rượu của bất kỳ thành phần nào trong xã hội cũng đều bị xử phạt theo đúng
pháp luật. Nếu người nào cố tình cho bạn bè, anh em, họ hàng thân thích uống
rượu say, rồi gây ra án mạng thì cũng tùy theo tội trạng và mức độ vi phạm mà
xử phạt”. Đây là bộ luật đầu tiên trong lịch sử phát triển nước Lào, vào
những năm 30 của thế kỷ XVII có đề cập đến rượu và người sử dụng rượu.
Hiện nay, các nhà
nghiên cứu Tâm Thần Bệnh Học không ngừng nghiên cứu tâm lý những người hay uống
ruợi. Họ nhận định : người nghiện rượu là một bệnh nhân về lệch lạc nhân cách.
Hành vi người nghiện hoàn toàn trái ngược với những khuôn mẫu giá trị của gia
đình, bạn bè và xã hội. Cho nên, sự bi quan chán chường về cuộc sống hiện tại
cũng như những hành vi lệch lạc của người nghiện là một điều không thể tránh
khỏi.
Túc Sinh truyện số
512 (Kumbha Jàtaka N0512) có thuật lại nguồn gốc của chất say như
sau : Trong ngôi rừng nọ, có một bộng cậy (khối gỗ lõm sâu) chứa nước mưa quanh
năm. Các loài chim chóc ăn hoa trái, ngũ cóc (nhất là lúa thóc) hằng ngày đến
uống nước. Khi uống. chúng đã nhả ra các vụn trái cây, hạt thóc hay hạt đậu
.v.v.. Dần dần bộng cây không phải chỉ chứa nước mưa, mà còn chứa nhiều vụn hoa
quả, hạt thóc nữa ! Ngũ cốc, hoa quả vốn có chất tinh bột, khi tan trong nước,
phơi dưới ánh mặt trời, thì tự nhiên lên men.
Nước men ấy mỗi ngày càng được
chim chóc nhả “vật liệu” vào , nên cường độ lên men tự tăng, tăng mãi đến một
lúc nào đó thành rượu. Ngày kia, một tiều phu đang khát, ngẫu nhiên, tìm thấy
bộng cây có nước. Y nếm thử rồi uống cảm thấy kích thích, cao hứng lạ thường.
Sau đó y lẳng lặng quay lại “thưởng thức” nhiều lần. Dần dà y đâm ghiền và uống
bằng thích. Khi đã trở nên say xưa, tên tiều phu không thể giữ kín được nữa, y
loan tin ra và rũ rê bạn bè, thân nhân đến nhậu nhẹt. Kết quả, nước men lôi
cuốn mọi người, kẻ trục lợi nghĩ cách chế tạo, chứ không cần vào rừng tìm kiếm
nữa.
Cứ như thế mà thói quen uống rượu dần dần thịnh hành, đẩy xã hội An Độ lúc
bấy giờ vào những lạc thú, bê tha. Người ta trở nên hung hăng, chuyện gì cũng
dám làm, bất kể thiện ác, khiến xã hội mất an ninh, kẻ nghiện rượu không có
tiền, có thể trở thành phường trộm cướp, sát nhân .v.v... Trước hiện
trạng ấy, Đức Thế tôn đã dạy : “Rượu là nguyên nhân của mọi tật bệnh; là
nguồn gốc của mọi sự đấu tranh; khi say để thân thể lỏa lồ mà không biết xấu
hổ; bị tiếng xấu lang truyển khiến mọi người không kính trọng; làm lu mờ trí
tuệ; những của cải đáng lẽ thu được thì không thu được, những gì đã có được thì
bị mất mát; những việc đáng phải giữ gìn bí mật thì đem nói huỵt toẹt với kẻ
khác; mọi sự việc bỏ bê nửa chừng không làm đến nơi đến chốn; say rượu là nguyện
nhân của ưu sầu; sức lực của thân thể bị suy giảm; dung sắc trở nên tiều tụy;
không biết kính trọng đối với cha mẹ và các bậc trưởng thượng; ưa làm bạn với
những kẻ ác; xa lánh những bậc hiền đức; làm kẻ phá giới; không biết hổ thẹn;
không giữ được mối thân thiện giữa những người bà con; sinh ra phóng túng với
sắc dục; mọi người ghét bỏ không muốn gặp mặt….”,
Qua sự phân tích cặn kẻ
trên của đức Phật, mọi người chúng ta phần nào nhận thấy tác hại của rượu đối
với cơ thể, gia đình và xã hội, thế nhưng tại sao vẫn có nhiều người uống rượu
? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần nghiên cứu hai khía cạnh: Tác nhân ảnh hưởng
từ bên ngoài và tác nhân ảnh hưởng từ bên trong đối với người nghiện. Nhìn
chung, nguyên nhân dẫn đến vấn đề nghiện rượu xuất phát từ môi trường xung
quanh, nhưng chung quy vẫn là sự huân tập hằng ngày mà người nghiện phải đối
mặt thông qua các mối tương quan xã hội: Tương quan giữa cá nhân và bạn bè,
giữa cá nhân và công việc, giữa cá nhân và lễ hội, giữa cá nhân và ngoại giao…
Cho dù các ông chồng sáng xỉn chiều say có thể đưa ra 1001 lý do để biện hộ,
nhưng bi kịch nghiện rượu phần nhiểu vẫn là yếu tố chủ quan quyết định. Có thể
người uống rượu muốn trốn trách thực tại, có thể người uống rượu xem đó là cách
tự tử về tâm lý hay giải quyết những ức chế nội tâm… Song cho dù xuất phát từ
nguyên nhân nào đi nữa thì người uống rượu vẫn phải gánh chịu những hậu quả khôn
lường mà rượu là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hành vi lệch
lạc xã hội. Bởi lẽ, Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo tác.
Vấn đề thực tế
hiện nay ở các tòa án là tình trạng ly hôn do bị chồng ngược đãi gia tăng, dẫu
chưa có con số điều tra cụ thể, nhưng đã có trường hợp chồng đánh vợ từ bị
thương đến tử vong. Các nhà cảnh báo đã nhắc nhở nhiều về hậu quả của người
uống nhiều rượu mà gần gũi nhất là Phật giáo, đức Phật đã đưa việc cấm uống
rượu vào giới luật như một lời khuyên cáo chung đến với toàn nhân loại về tác
hại của nó.
Tóm lại, lối sống
con người được biểu qua hoạt động hành vi, quan niệm sống, tình huống sống ở
từng cá nhân. Do đó việc uống rượu là một trong những biểu hiện của lối sống,
ông Anacharsis cho rằng : “Hớp rượu thứ nhất phục vụ cho sức khoẻ, hớp thứ
hai cho khoái cảm, hớp thứ ba cho nhục nhã, và hớp thứ tư cho điên rồ”. Rượu
là thế đấy !? Nó rất cần mỗi người chúng ta chiêm nghiệm, suy gẫm và sử dụng
một cách hợp lý.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự