Ta
nên biết rằng, những vật chất đã giúp cho ta tiện nghi bao nhiêu, thì ta cũng
bị chính nó gây ra cho ta mất tiện nghi bấy nhiêu. Nó giúp cho ta bao nhiêu
hạnh phúc, thì nó cũng lấy mất hạnh phúc của ta bấy nhiêu. Nó giải phóng sự đói
nghèo cho ta bao nhiêu, thì chính chúng cũng đang làm cho ta đói nghèo, lo lắng
và sợ hãi bấy nhiêu.
Một
đời sống sung mãn về vật chất đang hấp hối và giãy giụa trên những đống ngói
gạch, xi măng, cột sắt là vì chúng đang bị đói nghèo bởi đời sống tinh thần. Và
một người sung mãn về đời sống tinh thần, họ nghèo vật chất đến nỗi, đói thì
ăn, khát thì uống, mệt thì nằm. Họ chỉ biết nhận vừa đủ những gì từ cuộc sống
cho họ, và họ biết cám ơn cuộc sống một cách sâu sắc. Và, nếu họ có làm được
điều gì hữu ích cho cuộc sống, thì chính cái ấy là của cuộc sống mà không phải
của họ.
Từ
chối đời sống vật chất là một người điên, nhưng bám víu vào đời sống vật chất
là một kẻ khốn nạn. Điên, vì chính đời sống của nó đã bị đảo lộn. Khốn nạn, vì
nó muốn thảnh thơi mà thân và tâm của nó luôn luôn mang vào những khối nặng lầm
lì, vô tri, không biết nói, không biết cười, không biết cảm thông và sẻ chia.
Thế
thì sao? Từ chối ư? – Không! Bám víu ư? – Không! Không từ chối mà cũng không
bám víu, mà hãy trân trọng và sử dụng nó như là những phương tiện của cuộc sống
mà không phải là cứu cánh. Vậy,
cứu cánh của cuộc sống là gì? Cứu cánh của cuộc sống chính là sự giác ngộ.
Giác
ngộ cao nhất, là biết được rằng, những gì ta đang có và đang trân quí hôm nay,
chính những cái ấy, tự nó đã và đang biến mất trong từng khoảnh khắc hiện hữu của
chính nó. Nó biến mất không phải để trở thành hư vô, mà để tiếp tục tái lập
trong những điều kiện nhân quả của nó. Và nhân quả của nó còn đó, nhưng không
phải bất biến và thường tại. Nó thường tại ngay ở nơi cái không thường tại của
chính nó. Và nó chuyển biến ngay nơi cái bất biến của chính nó.
Ta
hãy nhìn bản thân ta, đời sống của ta bằng con mắt giác ngộ, ta sẽ nhận ra
rằng, ta không có bất cứ một cái ta nào riêng biệt, độc tồn và tự hữu. Cái ta
độc tồn và tự hữu chỉ là những ảo giác. Không
ảo giác sao được? Khi mà bàn tay ta chưa bao giờ là bàn tay hiện hữu một mình,
mà nó cùng hiện hữu với những cái khác. Nó hiện hữu với xương, với thịt, với hệ
thần kinh, với máu tim, với cha mẹ, với nhân duyên nghiệp quả của chính nó và
với cuộc đời.
Nếu
giác ngộ được như thế, tầm nhìn và sự hiểu biết của ta đối với bản thân mình,
đối với cuộc sống của mình càng ngày càng rộng lớn và sâu sắc. Tình thương chân
thực của ta đối với mọi người và mọi loài, cũng từ nơi sự giác ngộ ấy mà sinh khởi
và lớn rộng.Bấy
giờ, hạnh phúc của ta chính là tình thương. Tình thương càng lớn, thì hạnh phúc
càng nhiều. Tình thương càng đằm thắm và thẳm sâu, thì hạnh phúc của ta càng trở
nên cao thượng và diệu vợi.
Muốn
chấm dứt mọi tranh chấp và khổ đau của con người cá nhân và cộng đồng ta chỉ
cần thực tập ba chữ “đừng ảo giác” mà thôi. Vì
sao? Vì chính ảo giác về một cái ta tự hữu ấy, đã tạo ra những tham đắm, thất
vọng và thù hận cho ta. Đời sống bận rộn, tham đắm, thất vọng, hận thù và khổ
đau của ta đã được tạo ra từ những ảo giác ấy. Và từ đó, ảo giác đã đẩy ta vào cuộc
chạy đua với bận rộn, để kiếm tìm hạnh phúc trong bóng đêm, mà ảo giác vừa là
huấn luyện viên, vừa là cổ động viên, đẩy ta đi dài trong bóng đêm tăm tối!.
Tác giả bài viết: Thích Thái Hoà
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự