Đối đầu với khổ đau

Thứ hai - 25/10/2010 14:54
Vào thời Đức Phật, một phụ nữ tên Kisagotami đau khổ vì đứa con duy nhất của bà bị chết. Không thể chấp nhận sự việc ấy, bà chạy gặp hết người này đến người khác để tìm thuốc cứu đứa bé sống lại. Người ta đồn Đức Phật có loại thuốc đó.

Kisagotami liền tìm đến Đức Phật, bà cung kính chào Ngài và thưa: "Thưa Ngài, có phải Ngài có thể làm ra thứ thuốc cứu được đứa con của tôi phải không?"

Đức Phật trả lời: "Ta biết thứ thuốc đó, nhưng muốn làm ra thứ thuốc đó, ta cần phải một số chất liệu."

Nhẹ người, bà hỏi: "Ngài cần chất liệu gì?

"Mang cho ta một nắm hạt cải"

Người đàn bà này hứa sẽ mang đến cho Ngài nhưng khi bà sắp sửa đi, Ngài nói thêm " Ta cần hạt giống cải lấy từ một gia đình không có con cái, chồng vợ, cha mẹ, hay người làm đã chết"

Bà ta đồng ý và bắt đầu đi đến hết nhà này đến nhà kia để tìm xin hạt cải. Nhà nào cũng đồng ý cho bà hạt giống, nhưng khi bà hỏi trong nhà này có ai đã chết không, thì bà không thể tìm ra nhà không có ai chết - nhà này thì con gái chết, nhà kia thì người làm chết, nhà nọ thì chồng hay cha mẹ chết.

Kisagotami không thể tìm được một nhà nào thoát khỏi sự đau đớn của cái chết. Thấy không phải chỉ mình bà đau khổ, bà đã thôi không giữ thi hài của đứa con và quay về với Đức Phật, với tâm lòng đại bi Ngài nói: "Không phải chỉ mình bà mất con, chết là một qui luật đối với tất cả chúng sanh, không có cái gì trường tồn".

Cuộc tìm kiếm đã dạy cho bà biết không ai thoát khỏi khổ đau và mất mát. Không phải chỉ mình bà chịu bất hạnh khủng khiếp đó. Hiểu thấu bản chất vấn đề cũng không loại bỏ được đau khổ không tránh được do mất mát, nhưng nó giảm bớt đau đớn do cố gắng chống lại thực tế buồn thảm của cuộc đời.

Mặc dù đau đớn và khổ đau là hiện tượng phổ biến của con người, nhưng không có nghĩa là chúng ta dễ dàng chấp nhận chúng. Con người đã chế ra một kho tàng rộng lớn những chiến lược để tránh phải chịu đau khổ. Đôi khi chúng ta dùng những phương tiện bên ngoài như hóa chất - làm giảm hay dùng thuốc cho những cảm xúc đau đớn bằng thuốc men hay rượu cồn.

Chúng ta còn có một loại cơ cấu bên trong - phòng thủ tâm lý, thường là vô thức, làm vật đệm cho chúng ta không cảm thấy xúc cảm quá đau đớn và buồn bã khi chúng ta đối đầu với khó khăn. Đôi khi những cơ cấu phòng thủ này rất thô sơ, như dễ dàng từ chối không công nhận đang có khó khăn.

Có những lúc, chúng ta có thể mơ hồ công nhận chúng ta có khó khăn nhưng lại vùi đầu vào nhiều trò giải trí hay tiêu khiển để khỏi bận tâm đến nó. Hay chúng ta có thể đoán già đoán non không thể chấp nhận chúng ta gặp khó khăn, vô tình đổ lỗi cho họ và trách cứ họ về sự đau khổ của chúng ta."Vâng, tôi khổ sở, nhưng không phải là tôi có khó khăn, mà các người cũng có khó khăn. Nếu không phải là ông chủ chết tiệt đó lúc nào cũng làm tôi gặp khó khăn (hoặc "đối tác phớt lờ tôi"... ) thì tôi sẽ không sao cả".

Khổ đau chỉ có thể tạm thời tránh được. Nhưng giống như bệnh nan y không thể chữa khỏi hẳn được (hoặc có lẽ thuốc men chỉ chữa được trên bề mặt nhưng lại che dấu triệu chúng không chữa khỏi được căn bệnh cơ bản) chứng bệnh cứ nhức nhối và nặng thêm.

Cảm giác phân khích do ma túy hay rượu tất nhiên làm giảm đau một lúc, nhưng tiếp tục dùng chúng, thân thể sẽ suy tàn và phương hại đến xã hội có thể gây nên nhiều đau khổ còn hơn cả sự bất mãn càng ngày càng lớn hay đau khổ nhiều về tình cảm dẫn chúng ta đến những chất say ấy ngay lúc đầu.

Sự phòng thủ tâm lý bên trong như sự phủ nhận hay sự ức chế có thể che chở và bảo vệ chúng ta không cảm thấy đau khổ lâu hơn một chút, nhưng vẫn không làm cho khổ đau biến mất. Randall mất người cha bị bệnh ung thư hơn một năm qua. Anh rất gần gũi với người cha, và vào lúc ấy ai cũng ngạc nhiên thấy anh vững vàng trước cái chết của cha anh đến như thế. Anh giải thích bằng một giọng nói trầm tĩnh: "Đương nhiên tôi buồn, nhưng tôi thực sự không sao cả, tôi sẽ rất nhớ ông, nhưng dòng đời vẫn trôi chảy.

Dầu sao tôi cũng không thể tập trung vào việc nhớ ông ngay bây giờ, tôi phải thu xếp tang lễ và trông nom tài sản của ông cho mẹ tôi...Nhưng tôi sẽ không sao cả," anh làm mọi người yên tâm. Tuy nhiên một năm sau, ngay sau ngày giỗ của cha anh, Randall bắt đầu rơi vào tình trạng buồn phiền nghiêm trọng. Anh đến gặp tôi và giải thích: "Tôi không hiểu nổi cái gì sinh ra sự buồn phiền này. Hiện giờ mọi việc đều tốt đẹp.

Không thể là do cái chết của cha tôi, ông mất đã hơn một năm rồi tôi đã chấp nhận cái chết của ông. Tuy nhiên chỉ cần chữa bệnh chút ít, vấn đề đã trở nên rõ ràng, trong lúc cố kìm nén cảm xúc, để "đứng vững" anh chưa bao giờ đối phó đầy đủ với cảm giác mất mát và đau buồn. Những cảm giác đó tiếp tục phát triển và cuối cùng hiện nguyên hình là trạng thái buồn nản quá sức chịu đựng bắt buộc anh phải đối phó.

Trong trường hợp của Randall, bệnh trầm cảm của anh tan đi khá nhanh khi chúng ta tập trung vào sự đau đớn và cảm nghĩ mất mát của anh, và anh hoàn toàn có thể đương đầu và trải qua sự đau buồn của anh. Tuy nhiên, đôi khi, vô tình là những chiến lược nhằm để tránh vấp vấn đề của chúng ta phải khó khăn lại càng làm trầm trọng thêm - ăn sâu vào cơ cấu ứng phó và khắc sâu vào cá tính của chúng ta và rất khó trục xuất nó ra khỏi.

Ví dụ đa số chúng ta có người bạn bè, người quen hay người nhà tránh khó khăn bằng cách đổ cho người khác và trách cứ họ - buộc tội người khác mà thực ra chính mình là người có lỗi. Chắc chắn đây không phải là một phương pháp hữu hiệu để loại bỏ khó khăn, tuy nhiên, nhiều người đã phải sống một đời bất hạnh chừng nào mà họ còn tiếp tục theo kiểu ấy.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra chi tiết cách giải quyết vấn đề khổ đau của con người - cách giải quyết cơ bản là bao gồm niềm tin vào khả năng thoát khỏi khổ đau nhưng bắt đầu bằng sự chấp nhận khổ đau là một sự thật tự nhiên trong cuộc sống của con người, và can đảm đương đầu với các khó khăn gặp phải.

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, khó khăn nhất định phát sinh. Những khó khăn lớn nhất trong đời sống là những khó khăn không thể tránh được phải đương đầu như già, bệnh và chết. Cố gắng tránh các khó khăn hay đơn giản là không nghĩ đến chúng chỉ có thể dịu đi tạm thời, nhưng tôi nghĩ có một cách giải quyết vấn đề tốt hơn.

Nếu bạn trực tiếp đối đầu với khổ đau, bạn sẽ ở trong một vị thế tốt để đánh giá đúng chiều sâu và bản chất của vấn đề. Nếu bạn ở trong một trận đánh chừng nào mà bạn vẫn không hiểu tình trạng kẻ địch và khả năng chiến đấu của địch, bạn sẽ hoàn toàn không sẵn sàng và tê liệt bởi sợ hãi.

Tuy nhiên nếu bạn biết rõ khả năng chiến đấu của đối thủ, loại vũ khínào kẻ địch sử dụng vân vân..., bạn sẽ ở trong một vị thế tốt hơn nhiều khi bạn lấm trận. Cũng giống như vậy, nếu bạn phải đương đầu với những khó khăn thay vì tránh chúng, bạn sẽ ở trong một vị thế tốt hơn để đuơng đầu với chúng."

Cách giải quyết những khó khăn này rõ ràng hợp lý, nhưng nhân mạnh vấn đề thêm một chút nữa, tôi hỏi: "Vâng, nhưng ngộ nhớ có lúc Ngài phải trực tiếp đối đầu với hó khăn, mà không tìm ra được giải pháp thì sao?" Thật khó mà dối phó ".

"Nhưng tôi nghĩ rằng tốt hơn vẫn là phải đương đầu với nó". Ngài trả lời với một tinh thần thượng võ."Thí dụ như, bạn có thể coi những vấn đề già và chết là tiêu cực, không ai mong muốn, và cố gắng quên chúng đi. Nhưng cuối cùng, những chuyện ấy vẫn đến. Và nếu bạn tránh không nghĩ đến chúng, vào một ngày nào đó, một trong những chuyện đó xẩy ra, bạn sẽ bị xốc nguyên nhân của tình trạng khó chịu tinh thần không chịu đựng nổi.

Tuy nhiên, nếu bạn bỏ chút ít thì giờ nghĩ về tuổi già, cái chết, và những điều bất hạnh khác, tâm bạn sẽ vững vàng hơn khi những chuyện đó xẩy đến vì bạn đã quen thưộc với những vấn đề ấy và các loại đau khổ và đã lường trước chúng sẽ xẩy ra.

"Đó là lý do tại sao tôi tin là rất hữu ích khi tự mình chuẩn bị trước để không bị ngỡ ngàng trước những khổ đau mà bạn phải gặp. Lại sử dụng phép so sánh với trận chiến một lần nữa suy ngẫm về khổ đau có thể được coi như cuộc tập trận. Người chưa bao giờ nghe nói về chiến tranh, súng ống, bom đạn và vân vân sẽ hết sức sợ hãi khi ra chiến trường. Nhưng qua các tập luyện quân sự, tâm bạn có thể làm cho tâm trí bạn quen với những gì có thể xẩy ra, cho nên nếu chiến tranh nổ ra, nó sẽ không quá khắc nghiệt đối với bạn"

"Vậy thì, tôi có thể hiểu cách làm quen với những loại khổ đau mà chúng ta gặp phải có một tác dụng giảm bớt sợ hãi, nhưng hình như là đôi khi không có sự chọn lựa nào khác ngoài khổ đau có thể xẩy ra trong một số tình thế khó xử. Làm sao chúng ta có thể tránh lo lắng trong những trường hợp ấy?"

"Hãy thí dụ một trường hợp khó xử?

Tôi ngừng lại để cân nhắc ." Như thế này, thí dụ, một người đàn bà mang thai và qua xét nghiệm nước ối (amniocentesis) người ta phát hiện ra đứa trẻ sẽ bị khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng. Họ nhận ra đứa trẻ sẽ bị tàn tật nặng về tinh thần hay thân thể. Cho nên, hiển nhiên là người đàn bà sẽ hết sức lo ấu vì không biết phải làm gì.

Bà ta có thể chọn cách làm điều gì đó trước tình trạng ấy và có thể phá thai, để đứa trẻ khỏi phải suốt đời đau khổ nhưng người đàn bà đó sẽ bị dày vò bởi cảm nghĩ mất mát lớn lao và đau đớn và có thể trải qua những cảm nghĩ khác như tội lỗi. Hoặc, bà ta có thể chọn cách để sự việc đi theo tiến trình tự nhiên và đứa bé ra đời. Nhưng rồi bà ta sẽ phải đối đầu suốt cuộc đời khó khăn và đau khổ cho chính mình và đứa con."

Đức Đạt Lai Lạt Ma chăm chú lắng nghe khi tôi nói. Bằng một giọng có phần đăm chiêu, Ngài trả lời, " Cách giải quyết những vấn đề này dù là theo cách nhìn Tây Phương hay Phật Giáo thì những loại tình trạng khó xử này quả là rất khó khăn, rất khó khăn.

Bây giờ theo thí dụ của ông về quyết định phá thai vì khuyết tật bẩm sinh - không ai thực sự biết rút cục là cái gì có thể tốt hơn. Thậm chí nếu đứa trẻ sinh ra tật nguyền, rút cục điều đó có thể là tốt hơn cho người mẹ, hay cho gia đình hay chính đứa trẻ. Nhưng cũng có thể là tính đến hậu quả về lâu về dài sau này, tốt hơn là nên phá thai, vì rút cục điều đó có thể là tích cực. Nhưng ai là người quyết định đây?

Quả là khó khăn. Thậm chí từ quan điểm Phật Giáo, loại phán xét đó vượt quá khả năng lý trí của chúng tôi." Ngài ngưng một chút và thêm, "tuy nhiên tôi nghĩ hoàn cảnh và niềm tin của họ sẽ đóng một vai trò trong cách ứng phó loại tình trạng khó khăn của những người đặc biệt này."

Chúng tôi ngồi im lặng.

Lắc lắc cái đầu, cuối cùng Ngài nói, "Bằng cách suy ngẫm về các loại khổ đau mà ta đề cập đến, bạn có thể chuẩn bị tinh thần trước những vấn đề đó ở một mức độ nào đó, bằng cách tự mình nhớ đến những sự việc mà bạn có thể tình cờ biết về những loại tình trạng khó xử trong đời. Cho nên bạn có thể chuẩn bị tinh thần trước.

Nhưng bạn đừng nên quên sự thật là điều này không làm nhẹ bớt tình hình. Nó có thể giúp bạn có tinh thần để đối phó, giảm thiểu sợ hãi vân vân... nhưng tự nó không giảm bớt khó khăn. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ bị khuyết tật bẩm sinh sẽ ra đời, dầu cho trước đó tinh thần bạn có mạnh thế nào đi nữa, bạn vẫn phải tìm cách đối phó vấn đề. Cho nên. việc này vẫn còn khó khăn."

Trong khi Ngài nói, giọng ngài có vẻ buồn bã.- hơn là một nốt nhạc mà có lẽ là một hợp ấm. Nhưng bên dưới giai điệu này, không phải là một giai điệu vô vọng. Trọn một phút Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng nói, nhìn chằm chằm qua cửa sổ như thể tìm cái gì ngoài thế giới bao la, rồi lại tiếp tục, "Thực ra không có gì có thể tránh khỏi sự thật khổ đau là một phần trong đời sống. Và đương nhiên chúng ta có khuynh hướng tự nhiên không thích khổ đau và khó khăn.

Nhưng tôi nghĩ rằng người bình thường không quan niệm chính bản chất của cuộc sống có đặc tính khổ đau..".Đức Đạt Lai Lạt Ma bỗng nhiên bắt đầu cười "Tôi có ý nói là vào ngày sinh nhật của bạn, người ta thường nói,"Chúc Ngày Sinh Nhật vui vẻ" khi thực tế là ngày sinh nhật là ngày sự ra đời khổ đau của bạn. Nhưng không ai nói "Chúc Mừng sinh nhật khổ đau " Ngài đùa.

"Chấp nhận khổ đau là một phần của cuộc sống hàng ngày, bạn có thể bắt đầu xét đến những nhân tố thường gây cho bạn cảm nghĩ không thỏa mãn và bất hạnh tinh thần. Nói chung, chẳng hạn, bạn cảm thấy vui sướng nếu bạn hoặc người thân của bạn nhận được những lời khen, danh tiếng, của cải, và những chuyện thích thú khác.

Và bạn cảm thấy không hạnh phúc, và bất mãn, nếu bạn không đạt được những thứ ấy hay nếu địch thủ của bạn lại có những thứ ấy. Tuy nhien nếu bạn nhìn vào cuộc sống thường ngày, bạn thường thấy có quá nhiều các nhân tố và hoàn cảnh gây đau đớn, khổ sở và cảm tưởng bất toại nguyện, trong khi những hoàn cảnh đem niềm vui và hạnh phúc thì lại tương đối hiếm. Đó là điều mà ta phải chịu đựng dù thích hay không thích.

Vì đó là thực tế của cuộc sống của chúng ta, thái độ đối với khổ đau của ta cần được thay đổi. Thái độ đối với khổ đau trở nên rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cách ta phải đối phó với khổ đau khi nó phát sinh. Bây giờ, thái độ thông thường của chúng ta vốn rất ghét và không chịu dược đau đớn và đau khổ của chúng ta.

Tuy nhiên nếu chúng ta có thể thay đổi thái độ của chúng ta đối với khổ đau, áp dụng một thái độ để ta chịu đựng được nó tốt hơn, như vậy nó có thể giúp chúng ta nhiều trong việc chống lại những cảm tưởng bất hạnh, bất toại nguyện và bất mãn về tinh thần

"Cá nhân tôi, sự tu tập giúp chịu đựng khổ đau mạnh và có hiệu quả nhất là thấy và hiểu khổ đau là bản chất tiềm ẩn của samsara (luân hồi) [*] khỏi cuộc sống chưa giác ngộ. Bây giờ khi bạn kinh qua đau đớn về thể xác hay những vấn đề khác, đương nhiên ngay lúc ấy bạn có cảm nghĩ, " ôi chao, nỗi đau này quá khó chịu'' Có một cảm giác không chấp nhận liên quan đến khổ đau đó, hồ như cảm nghĩ, ''ôi, tôi không thể chịu đựng được''.

Nhưng vào lúc ấy, nếu bạn nhìn vào tình huống dưới một góc độ khác, và nhận ra rằng chính xác thân này, Ngài đập tay lên để biểu thị là có cơ sở thực sự của khổ đau thì bạn sẽ bớt cảm nghĩ không chấp nhận - cái cảm nghĩ dường như bạn không đáng phải đau khổ, và bạn là nạn nhân. Cho nên một khi bạn hiểu và chấp nhận thực tế, thi việc chịu đựng khổ đau chỉ là một điều bình thường tự nhiên .

[*] Samsara (Tiếng Sanskrit, luân hồi) mà đặc điểm của nó là tình trạng cuộc sống có chu kỳ sống, chết và tái sanh vô tận. Từ này cũng nhắc đến tình trạng cuộc sống hàng ngày của chúng ta có đặc tính là khổ đau. Tất cả chúng sanh đều ở trong trạng thái đó, bị đẩy tới bởi những dấu ấn của nghiệp từ những hành động quá khứ và những trạng thái "ảo tưởng" tiêu cực của tâm, cho đến khi ta loại bỏ được tất cả những khuynh hướng tiêu cực trong tâm và đạt được tình trạng giải thoát.

"Vì thế, thí dụ, khi đối phó với vấn đề khổ đau mà người dân Tây Tạng đã phải chịu đựng, ở một mức độ nào đó bạn có thể nhìn vào tình thế và cảm thấy choáng váng, băn khoăn lo lắng."Làm sao điều đó có thể xẩy ra trên thế gian này ?" Nhưng từ một góc cạnh khác bạn cũng có thể suy ngẫm về sự thật là Tây Tạng cũng ở trong luân hồi", Ngài cười, "như hành tinh này và toàn thể giải Ngân hà".

Ngài lại cười. "Vì vậy nên, dầu sao, tôi cũng nghĩ là cách bạn nhận thức cuộc sống nói chung đóng một vai trò trong thái độ đối với khổ đau. Chẳng hạn, nếu cách nhìn căn bản của bạn là rằng đau khổ là tiêu cực và phải cố tránh với bất cứ giá nào, trong một ý nghĩa nào đó, đây là dấu hiệu thất bại, như vậy nó sẽ thêm phần lo ấu và kém sức chịu đựng khi bạn gặp hoàn cảnh khó khăn, một cảm giác bị áp đảo.

Mặt khác, nếu cơ bản là bạn nhìn nhận khổ đau là một phần tất yếu trong cuộc sống của bạn, thì chắc chắn điều đó làm cho bạn chịu đựng được nhiều hơn những nghịch cảnh của cuộc đời. Và không có sức chịu đựng nào đó đối với khổ đau, đời sống của bạn trở nên khổ sở, tựa như bạn trải qua một đêm bất hạnh. Đêm ấy dường như bất tận và dường như không bao giờ chấm dứt."

"Dường như đối với tôi khi Ngài nói về bản chất tiềm ẩn của cuộc sống có đặc điểm là khổ đau, căn bản là bất toại nguyện, có vẻ là một quan điểm khá bi quan, thực sự làm nản lòng". Tôi nhận xét.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhanh chóng làm sáng tỏ: "Khi tôi nói đến bản chất bất toại nguyện của cuộc sống, ta cần hiểu rằng đây là bối cảnh chung của Đạo Phật. Những suy ngẫm đó phải được hiểu trong bối cảnh thích hợp, trong khuôn khổ Đạo Phật. Nếu quan điểm khổ đau phải được nhìn nhận trong bối cảnh thích hợp, tôi đồng ý là có một nguy cơ hoặc thậm chí có khả năng hiểu lầm cách giải quyết này là khá bi quan và tiêu cực.

Do đó, quan trọng là phải hiểu được lập trường căn bản của Phật Giáo đối với toàn bộ vấn đề khổ đau. Chúng ta thấy trong những lời giáo huân trước công chúng của Đức Phật, vấn đề đầu tiên Ngài dạy là nguyên tắc của Tứ Diệu Đế, Đế thứ nhất là chân lý về khổ đau. Nơi đây nhân mạnh về sự hiểu biết bản chất khổ đau của cuộc sống.

"Vấn đề phải nhớ là lý do tại sao phải suy ngẫm về khổ đau lại quá quan trọng là vì có khả năng thoát ra, có sự lựa chọn. Có khả năng thoát khỏi. Bằng cách loại bỏ nguyên nhân của khổ đau, có thể đạt được tình trạng giải thoát, tình trạng thoát khỏi khổ đau. Theo tư tưởng Phật Giáo,nguyên nhân căn bản của khổ đau là do vô minh, tham ái và sân hận. Những điều này được gọi "tam độc của tâm".

Những từ này có ý nghĩa rộng đặc biệt trong văn cảnh Phật Giáo. Thí dụ, ''vô minh'' không có nghĩa là thiếu tin tức được dùng theo nghĩa quen thuộc hàng ngày mà là nói đến nhận thức sai lầm căn bản về bản chất thực sự của cái ngã và tất cả các hiện tượng. Bằng cách phát triển tuệ giác vào bản chất thực sự của thực tế và loại bỏ trạng thái phiền não của tâm như tham và sân, ta có thể thanh lọc hoàn toàn tâm, thoát khỏi khổ đau.

Trong phạm vi Phật Giáo, khi suy nghĩ về cuộc sống hàng ngày của một người có đặc điểm là khổ đau, điều này khuyến khích ta nên tu tập để loại bỏ nguyên nhân căn bản gây khổ đau. Mặt khác không có hy vọng, hay không có khả năng thoát khổ chỉ suy ngẫm khổ đau không thôi sẽ chỉ làm tư tưởng trở nên bệnh hoạn, và đúng là tiêu cực."

Nghe ngài nói, tôi bắt đầu cảm thấy cách suy nghĩ về "bản chất khổ đau" của chúng ta đóng một vai trò trong việc chấp nhận một đời sống không tránh được phiền não và thậm chí có thể có được một phương pháp có giá trị khi đặt những vấn đề hàng ngày của chúng ta vào một cách đáng giá đúng mức và tôi bắt đầu nhận thức khổ đau được nhìn nhận ra sao trong một phạm vi rộng hơn là một phần của con đường tinh thần lý tưởng hơn nhất là về mô hình Phật Giáo công nhận khả năng thanh lọc tâm và cuối cùng đạt được tình trạng không còn khổ đau.

Nhưng, không muốn nhìn vào những suy đoán triết lý to lớn, tôi tò mò muốn biết cách Đức Đạt Lai Lạt Ma đối phó với khổ đau ở mức độ cá nhân hơn, làm sao Ngài có thể đối phó khi mất một người thân chẳng hạn.

Khi lần đầu tôi viếng thăm Dharamsala nhiều năm trước đây, tôi có cơ hội biết Lobsang Samk, người anh của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi rất thích ông ấy và rất buồn nghe tin ông chết đột ngột mấy năm trước đây. Biết Đức Đạt Lai Lạt Ma và ông rất gần gũi tôi nói " Tôi tưởng tượng cái chết của anh Ngài Lobsang làm Ngài rất đau đớn."

"Vâng"

"Tôi không biết làm sao Ngài có thể đối phó được việc đó?".

"Đương nhiên, tôi rất buồn, rất buồn khi biết tin anh tôi chết " Ngài nói một cách thanh thản.

"Và làm sao Ngài đối phó với cảm nghĩ buồn rầu đó? Tôi muốn nói là có cái gì đặc biệt đã giúp Ngài vượt qua?"

"Tôi không biết", Ngài nói có vẻ nghĩ ngợi. "Tôi cảm thấy buồn rầu mất vài tuần, nhưng dần dần cảm nghĩ đó qua đi. Nhưng vẫn còn cảm nghĩ ân hận".."

"Ân hận?"

"Đúng, tôi đi vắng lúc anh tôi chết, và tôi nghĩ nếu tôi ở nhà, có lẽ tôi có thể làm cái gì đó được để giúp anh tôi. Cho nên tôi có cảm giác ân hận".

Cả một đời suy ngẫm về sự khổ đau không thể tránh được của con người có thể đóng một vai trò trong việc giúp Đức Đạt Lai Lạt Ma chấp nhận sự mất mát, nhưng nó không tạo ra con người lạnh lùng vô cảm với sự cam chịu không gì lay chuyển trên khuôn mặt khổ đau. Sự buồn rầu trong giọng nói của Ngài cho thấy Ngài là người có xúc động con người sâu sắc. Đồng thời, tính bộc trực và cung cách chân thật của Ngài, hoàn toàn không chút than van hay tự cáo buộc tạo ra ân tượng không thể nhầm lẫn được về một con người chấp nhận hoàn toàn sự mất mát.

Vào ngày hôm ấy, cuộc nói chuyện của chúng tôi diễn tiến tốt đẹp cho mãi đến tận chiều. Luồng sáng vàng xuyên qua cửa chớp gỗ, đang từ từ tiến qua căn phòng tối. Tôi cảm thấy một bầu không khí u sầu tràn ngập căn phòng và biết cuộc thảo luận đã đến lúc chấm dứt. Nhưng tôi hy vọng sẽ hỏi Ngài cho chi tiết hơn về vấn đề mất mát, để xem Ngài có thể cho thêm lời khuyên về cách tiếp tục sống bình thường trước cái chết của một người thân, hơn là chỉ chấp nhận điều không tránh được về khổ đau của con người.

Trong khi tôi sắp sửa mổ rộng vấn đề, Ngài có vẻ hơi bối rối, và tôi nhận thấy vẻ mệt nhọc quanh mắt Ngài. Ngay lúc đó, người thư ký của Ngài lặng lẽ vào phòng và nhìn tôi, đã nhiều năm rèn kuyện trong thực tiễn, điều đó cho biết đã đến giờ tôi phải ra về.

"Vâng...", Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một cách xin lỗi, "có lẽ chúng ta nên chia ra... tôi cảm thấy hơi mệt.''

Ngày hôm sau, trước khi tôi có cơ hội trở lại đề tài trong buổi thảo luận riêng với Ngài, vấn đề đã được đưa ra trong bưổi nói chuyện trước công chúng của Ngài. Một cử tọa, rõ ràng đang đau đớn, hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma, "Ngài có ý kiến gì về cách ứng xử trước một sự mất mát to lớn, như mất một đứa con chẳng hạn?"

Bằng một giọng từ tốn dịu dàng, Ngài trả lời, "Ở một mức độ nào đó tùy theo niềm tin riêng của con người. Nếu tin có tái sanh, theo nghĩ thì có cách giảm thiểu phiền não hay lo lắng. Họ có thể được an ủi về thực tế là người thân yêu của họ sẽ tái sanh.

"Với những người không tin có tái sanh, tôi nghĩ rằng vẫn có một số cách đơn giản giúp cho đối phó với sự mất mát. Trước tiên, họ có thể suy nghĩ rằng nếu họ lo lắng quá nhiều, bị áp đảo bởi cảm giác mất mát và phiền muộn, và nếu họ tiếp tục cảm thấy bị áp đảo không những điều đó trở thành rất tiêu cực và có hại cho chính họ, suy yếu sức khỏe của họ mà còn không có lợi ích gì cho người chết.

"Thí dụ, chính trường hợp của tôi, tôi đã bị mất vị gia sư kính yêu nhất của tôi, mẹ tôi và một trong những anh em tôi. Khi họ qua đời, dĩ nhiên tôi cảm thấy rất buồn, rất buồn. Nhưng tôi luôn luôn nghĩ rằng lo lắng quá cũng không ích gì, và nếu tôi quả thật thương yêu những người ấy, thì tôi phải làm tròn những mong ước của họ bằng môt tâm tư bình thản.

Cho nên tôi nỗ lực làm như vậy. Vì thế tôi nghĩ rằng nếu bạn mất một người rất thân với bạn, đó là cách thích hợp nhất để giải quyết điều đó. Bạn thấy đây cách tốt nhất để giữ kỷ niệm về người ấy, tưởng nhớ tốt nhất, là hãy xem liệu bạn có thể thực hiện những ước muốn của người ấy hay không.

Lúc đầu, đương nhiên, cảm nghĩ đau buồn và lo ấu là sự phản ứng tự nhiên của con người trước sự mất mát. Nhưng nếu bạn để cho những cảm nghĩ mất mát và lo lắng tồn tại dai dẳng, sẽ có nguy cơ là, nếu không kiềm chế được những cảm nghĩ ấy chúng sẽ hồ như dẫn đến tự kỷ. Một tình trạng nơi mà chính bạn trở thành trọng điểm.

Và khi việc đó xẩy ra, bạn bị tràn ngập bởi cảm nghĩ mất mát, và bạn cảm thấy chỉ có một mình bạn phải chịu đựng điều đó. Sự suy nhược phát sinh. Nhưng thực tế có nhiều người cũng phải chịu đựng cùng một loại kinh nghiệm như vậy. Vậy, nếu bạn thấy mình lo lắng quá nhiều, điều tốt cho bạn là nghĩ đến những người khác cũng trong cùng hoàn cảnh hay những trường hợp còn bi thảm hơn. Một khi bạn nhận thức như vậy, bạn sẽ không còn cảm thấy bị lẻ loi, như thể bạn đã tự mình nhắm vào để thoát ra. Điều đó có thể giúp cho bạn một phần nào an ủi.

Mặc dầu tất cả chúng sinh đều phải trải qua đau đớn và khổ đau, tôi thường cảm thấy những người được nuôi dưỡng trong một số nền văn hóa Đông Phương, hình như chấp nhận và chịu đựng khổ đau tốt hơn. Một phần là do niềm tin của họ, nhưng có lẽ là vì khổ đau được thấy rõ rệt ở những quốc gia nghèo như Ấn Độ hơn là ở các quốc gia giàu có hơn Đói kém, nghèo nàn, bệnh tật và chết chóc diễn ra hàng ngày ngay trước mắt.

Khi già cả và bệnh tật, họ không bị gạt ra lề đường, không bị đưa vào viện dưỡng lão để được trông nom bởi những nhà y tế chuyên môn - họ vẫn ở lại trong cộng đồng và được săn sóc bởi gia đình. Những ai va chạm hàng ngày với thực tế của cuộc sống, không thể dễ dàng phủ nhận là đời sống có đặc tính khổ đau, và đó là một phần tất yếu của cuộc sống.

Khi xã hội Tây Phương đạt được khả năng hạn chế khổ đau do điều kiện sống khó khăn gây ra, dường như đã mất đi khả năng đối phó với khổ đau còn lại. Những cuộc nghiên cứu của các khoa học gia xã hội đã nhân mạnh là hầu hết những người dân trong xã hội tân tiến Tây Phương hay có niềm tin là thế gian này là một nơi tốt đẹp để sống, cuộc sống đó hầu như là công bằng, và họ là những người tốt đáng được hưởng những điều tốt đẹp ngẫu nhiên đến với họ.

Niềm tin này đóng một vai trò quan trọng dẫn dắt một cuộc sống hạnh phúc và giàu có hơn. Nhưng khi sự phát sinh khổ đau không thể tránh được đã xói mòn niềm tin ấy và sẽ gây khó khăn để tiếp tục sống hạnh phúc và thực tế. Trong bối cảnh ấy, một chân thương tương đối nhẹ cũng có thể gây tác động tâm lý to lớn khi ta mất tin tưởng vào niềm tin căn bản về thế gian này là công bằng và rộng lượng. Kết quả là khổ đau tăng mạnh.

Chắc chắn là với sự tiến bộ kỹ thuật, mức tiện nghi vật chất chung đã cải thiện rất nhiều tại xã hội Tây Phương. Chính vì vấn đề đó mà sự thay đổi chủ yếu về nhận thức xảy ra vì khổ đau trở nên kém rõ ràng hơn, nó không còn được coi là bản chất căn bản của chúng sinh - nhưng đúng hơn là một sự bất thường, một dấu hiệu cho thấy cái gì đó đã sai lầm nghiêm trọng, một dấu hiệu của "sự thất bại" trong hệ thống nào đó, một sự vi phạm vào quyền được bảo đảm hạnh phúc!

Kiểu suy nghĩ như vậy nảy sinh những nguy hiểm ẩn tàng. Nếu chúng ta nghĩ rằng khổ đau là cái gì trái với tự nhiên, một thứ gì đó mà ta không phải nếm trải, thì đi tìm ai đó chịu trách nhiệm về cái khổ đau của chúng ta sẽ không bức thiết lắm. Nếu tôi không hạnh phúc, thì tôi phải là ''nạn nhân'' của một người nào đó hay của một cái gì đó - môt khái niệm rất thông thường ở Tây Phương.

Kẻ đối xử không công bằng có thể là chính phủ, hệ thống giáo dục, cha mẹ lộng hành, một gia đình tài quí, giống khác, hay người bạn đời không cẩn trọng. Hoặc chúng ta có thể tìm sự trách cứ vào bên tôi: Có cái gì sai, tôi là nạn nhân của bệnh tật, có lẽ là do gien khiếm khuyết. Nhưng nguy cơ tiếp tục tập trung vào việc định rõ sự khiển trách giữ lập trường của nạn nhân, là nhớ mãi khổ đau của chúng ta - với cảm nghĩ giận dữ, thất vọng và phẫn uất dai dẳng.

Đương nhiên, sự mong muốn thoát khỏi khổ đau là mục tiêu chính đáng của mỗi người. Nó là kết quả tất yếu vì chúng ta mong ước được hạnh phúc. Vì vậy nên, hoàn toàn chính đáng khi chúng ta tìm ra nguyên nhân của bất hạnh phúc, và làm tất cả những gì có thể được để làm nhẹ bớt các vấn đề, tìm kiếm giải pháp ở tất cả mức độ - toàn cầu, xã hội, gia đình, và cá nhân.

Nhưng chừng nào chúng ta còn xem khổ đau là một trạng thái trái tự nhiên, một hoàn cảnh khác thường mà ta sợ hãi, cố né tránh và không chấp nhận, chúng ta sẽ không bao giờ nhổ được gốc rễ của khổ đau để bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Tác giả bài viết: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây