Vào đề tôi xin được nói cảm nhận về sự giải thoát
trong Đạo Phật. Sự giải thoát mà Đức Phật vô vàn tôn kính của chúng ta đã dạy
là như thế nào? Đó là Niết Bàn, thần thông quảng đại? Hay đi mây về gió, thân
toả ánh hoà quang lấy toà sen làm phương tiện di chuyển?
Thiết nghĩ những điều
đó được vẽ vời một cách siêu nhiên, thần thánh nếu không nói là huyễn hoặc huyền
thoại. Người phàm phu như chúng ta đến với Phật Pháp nhiệm mầu ngay trong đầu
đã nghĩ rằng không thể, không dám tin vì không thể đạt đến trong đời này mà phần
đông đều tự nhủ rằng: tu hành chắc là vô lượng kiếp hoặc gần như vậy.
Chúng ta
bị mất hết can đảm ngay tại đó. Nói một cách khác, tâm dục vọng có cơ hội để lý
luận và thuyết phục ta còn bám chặt mãi với cõi ta bà này. Nói như vậy không có
nghĩa là phủ định sự gian nan cùng cực của con đường tu hành có thể trả giá bằng
mạng sống, mà để làm nổi bật lên vai trò của ý chí tiềm ẩn trong mỗi chúng ta.
Chúng ta đã thấy, nghe và biết trong cuộc đời về ý chí phi thường làm nên nhiều công trạng vượt ngoài sức tưởng tượng. Nếu trong tu hành cũng với ý chí ấy, niềm tin cao ngút ấy như Đức Phật dưới cội Bồ Đề, phải chăng ánh sáng chân lý của Người sẽ đến sớm hơn? Tôi tin như vậy.
Lại nữa, việc tu hành không ở đâu xa mà ngay “ở đây và bây giờ”. Trong dòng chảy
cuộc sống hằng ngày, mỗi chúng ta có nhiều ý niệm khởi. Ý muốn đi tìm món ăn
ngon, đi nhậu, đi xem ca hát, đi du lịch…
Những ý niệm ấy là quá đổi bình thường
với con người vì là nhu cầu của tất cả mọi người. Nhưng ở góc độ Phật Giáo thì
để đạt đến sự giải thoát thì chúng là dục cần loại bỏ. Chúng ta không thể bỏ hết
một lần được, nhưng có thể bỏ lần lần, từng cái một. Trong lúc ta diệt được dục
nào đó, chúng ta có thể trợ giúp người khác bằng phần tiết kiệm ấy.
Như vậy là người phàm phu như chúng ta đã “giải thoát” khỏi một niệm dục và đồng thời giúp ích cho người khốn khổ. Nói một cách chung nhất, giải thoát rốt ráo chỉ có thể là sự giải thoát từng phần, từng khoảnh khắc nhỏ trong đời sống mà kinh sách gọi là quá trình xả tâm bằng chánh tri kiến.
Tôi thèm ăn thịt, làm thế nào để loại bỏ chúng khỏi đầu? Thật khó phải không
các bạn vì nó đã trở nền tạp khí trong Thân & Tâm rồi. Đức Phật đã cung cấp
cho chúng ta nhiều dữ kiện để tư duy quán xét. Hãy nghĩ đến một người mà bạn
yêu thương kính trọng nhất đã qua đời.
Vậy thì những chúng sanh mà chúng ta
đang ăn, hưởng thụ, cảm thấy ngon miệng vô cùng như: gà, vịt, cá, heo… có thể
chăng là chính người thân ấy? Luật Nhân – Quả, nghiệp báo luân hồi không loại trừ
khả năng ấy. Người thân yêu mà ta từng khóc lóc thảm thương, bi lụy vật vã như
không thể sống được nếu thiếu bây giờ đang bị chính chúng ta ăn thịt.
Đó là ông bà chúng ta? ba mẹ chúng ta? Anh em chúng ta? Con cái chúng ta cũng có thể nữa? Lòng thương yêu con người ở đâu? Quá hạn hẹp phải không? Cái tâm phàm phu này chẳng biết gì ngoài những ký ức được lưu lại trong trí nhớ.
Không hiếm thấy những bữa tiệc quá xa hoa, lãng phí trong những nhà hàng sang
trọng. Một chút dằn lòng của thực thách giàu sang chắc hẳn cũng đủ cho một gia
đình khổ cực nào đó trong cả tháng.
Lúc ta bỏ thừa mứa những thức ăn bổ dưỡng ấy,
liệu có khi nào chúng ta nghĩ đến hình ảnh của những trẻ em đường phố, những
gia đình bị thiên tai, một bà mẹ lưng còng tần tảo buôn bán nuôi con nên người
trong đêm vắng dưới trời mưa xối xả? Họ ngước mắt nhìn chúng ta với một giấc mơ
vĩ đại là có được một chén cơn, một tô cháo và rồi họ chết lịm đi trong cơn đói
hành hạ thể xác vô thường này.
Chúng ta không thể giúp ích ngay lập tức họ được
nhưng khi tưởng nhớ đến họ chúng ta nhìn lại mình. Đó là hình ảnh của chúng ta
trong một tiền kiếp hay trong vị lai. Đó là hình ảnh của sự vô thường, của khổ
đau nhân loại mà chúng ta chắc chắn không thoát khỏi. Những dục vọng ngay lúc ấy
sẽ tan biến đi dành chỗ cho lòng yêu thương tự nhiên tràn ngập trong tim u mê của
con người. Vấn đề ở chỗ chúng ta ít khi suy nghĩ xa hơn, tư duy sâu hơn mà Như
Lai gọi là chánh tư duy, một trong tám nhánh của Bát Chánh Đạo.
Ước nguyện cho tất cả mọi người, tất cả chúng sanh có
được những phút giây an lạc!
Nguồn tin: quangthuan
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự