Nhìn Đạo Phật, thấy luôn, đó là những người mang tính
hòa giải rất cao. Phật tử không chỉ hòa giải với người khác mà họ còn hòa giải
với từng con vật bé nhỏ. Họ không sát sinh, như thể sợ rằng, mình ăn thịt chúng,
rồi không thoát được kiếp luân hồi sinh tử, đến một ngày nào lại phải trở thành
một con vật nào đó, để cho con vật đã từng bị mình ăn thịt ăn lại.
Tư tưởng từ bi của Phật giáo còn thấm nhiễm sâu nặng
trong đời sống của người Việt. Ở nhiều nơi, khi giết thịt một con gà hay con
chó chẳng hạn, người ta bèn nói "hóa kiếp này mày sang kiếp khác".
Câu nói đó thể hiện sự áy náy của người ta rằng: ta không muốn giết thịt mày
đâu, ta chỉ mở một cung đường mới cho mày đi trên vòng luân hồi, hoặc giúp mày hóa
kiếp mà thôi.
Rất nhiều khách đến Ấn Độ, ngạc nhiên rằng, người ta
chìa tay xin khách từng đồng xu lẻ, được rồi, lại cầm tiền mua ngay một miếng
bánh mỳ, đem sang bãi cỏ vườn hoa cho con bò ăn.
Ở đời, khi gặp bệnh người ta mới chữa, đó là phương
pháp trị liệu. Nhưng có rất nhiều căn bệnh quái ác như ung thư chẳng hạn, nhiều
khi bắt bệnh và chữa quá muộn thì không tránh khỏi hậu quả xấu.
Trong hòa giải cũng vậy, có những cặp vợ chồng khi hòa
giải thì chồng bát đã vỡ. Còn trên chiến trường thì, một cuộc chiến dừng lại
quá muộn, đã khiến cho kẻ thua thì vong thân, kẻ thắng thì tổn thất nặng nề "sống
cũng như chết". Lão Tử nói: "Mọi người đều biết đề phòng hậu họa,
nhưng không biết làm cho hậu họa đừng sinh ra".
Có thể nói, Phật giáo là những người muốn đề phòng hậu
họa ngay từ chân móng của duyên khởi, hơn thế còn tìm cách không để cái duyên
phải đi hòa giải nảy sinh. Phật giáo có phương ngôn: xa rời tham - sân - si.
- Tham (tham
lam): Ở đời mọi tranh giành, đấu đá, giết
chóc đều khởi lên từ tham lam. Người Trung Quốc có câu: "Cùng nỗi lo thì
người ta dựa cậy nhau, nhưng cùng mối lợi, người ta cắn xé nhau".
Người Việt đã lột tả dục vọng này qua cụm từ "chó
tranh xương". Những con vật đang chơi vui vẻ, bỗng ai đó ném cho khúc
xương, thế là chúng cắn xé tranh giành nhau.
Tham quyền, khiến người ta giành giật, hất cẳng, thậm
chí dùng thủ đoạn xảo quyệt triệt tiêu nhau. Tham tiền, khiến người ta giả dối,
làm hàng giả, cân điêu, gian dối, mua rẻ bán đắt, rồi kéo hội kéo bè thanh toán
nhau. Tham sắc dục, khiến người ta có thể dùng dao, a xít, súng đạn tranh
giành, đâm chém lẫn nhau vì ghen tuông, đến mức văn hào Shakespeare đã phải la
lên "phần lớn bi kịch của nhân loại diễn ra trên giường ngủ".
- Sân (nóng giận): Người Việt nói "no mất ngon,
giận mất khôn". Một khi đã mất khôn, con người cư xử như mang bản năng bạo
lực của muông thú, một câu, một chữ cũng chẳng nhường, họ lăn vào tranh giành đấu
đá lẫn nhau.
Người Trung Quốc có câu "quân tử đấu khẩu, tiểu
nhân đấu nhau chân tay". Người có học hay danh dự, một khi đã đánh mất sự
kiểm soat của bản thân, liền cư xử như kẻ võ biền. Còn người chỉ sống bằng cơ bắp
lại càng thể hiện bản năng bạo lực mạnh hơn. Dầu đổ thêm vào lửa, càng đẩy người
ta vào thảm kịch. Nóng giận là cây cầu bắc vào tất cả các cuộc cãi cọ hay tranh
chiến của thế giới này.
- Si (si
mê): Người phương Tây có câu
"Hãy yêu như điên nhưng đừng yêu như một thằng điên". Điên tức là đã
đánh mất lý trí. Điên vì say mê cờ bạc, cay cú sát phạt , rồi đâm chém nhau.
Điên vì ma túy thì vong thân, mất danh dự, điên vì rượu thì say sỉn, đòi đánh
nhau. Điên vì tình thì thế giới đã từng chứng kiến biết bao bi kịch.
Nào Trụ Vương say nàng Tô Đắc Kỷ đã đẩy cả nước Trung
Quốc thời xa xưa vào các cuộc binh đao khói lửa, rồi chính mình phải bước
lên giàn thiêu. Hay như
Đạo Phật rất đề cao nguyên lý Nhân -Quả. Vì thế,
Đức Phật cho rằng, muốn sống hòa bình với nhau, người ta phải tiêu diệt ngay từ
trong trứng dục vọng tham - sân - si, là gốc khởi lên tranh giành mâu thuẫn. Đức
Phật còn dạy về nhân ngắn - quả ngắn, nhân dài - quả dài, nghĩa là dù bất cứ
lúc nào, bất cứ đâu, khi người ta làm gì thì đều gieo nguyên nhân, hay khởi
duyên nào đấy để chính nó sau này sẽ lớn lên thành kết quả, dành cho người đã
gieo. Vì thế dù làm gì người ta không nên gieo nhân xấu để gặp quả xấu, mà nên
gieo nhân tôt để hái quả tôt lành.
Người ta nên gieo nhân lành hái quả thiện. Bởi vì thiện
giả thiện lai. Chớ nên gieo nhân xấu hái quả ác, vì ác giả ác báo. Người Trung Quốc
có phương ngôn mô tả nguyên lý nhân quả như: "Giúp người nấu cơm thì được
ăn, giúp người đánh nhau thì chảy máu". Vậy đó người ta nên giúp người tốt
làm việc thiện để gặp sự tôt đẹp , chớ nên giúp kẻ xấu làm việc ác mà mang họa
vào thân.
Cao hơn thế Ngài chỉ dẫn sống theo Tứ diệu đế.
1 -Khổ đế: Nhận thức được nỗi khổ luân hồi của kiếp
người.
2 -Tập đế: Luyện tập việc tiêu trừ các dục vọng tham
sân si
3 -Diệt đế: Tiêu trừ triệt để hơn những dục vọng đó
4 -Đạo đế: Duy trì khổ luyện để biến con đường tu trì
thành chân lý của đạo, diệt khổ, cứu khổ, cứu nạn cho mình và mọi chúng sinh.
Đạo Phật có hai nhánh chính: Tiểu thừa và Đại Thừa. Tiểu
thừa nhắm đến Tự Giác ngộ. Đại thừa nhắm đến Giác Tha. Nghĩa là sau khi đã tự giác
ngộ mình, người ta phải tiến đến giác ngộ cho người khác.
Ngay từ điểm khởi đầu, Đạo Phật đã tiến hành hòa giải
với bản thân mình. Đức Phật kêu gọi không sát sinh hãy ăn chay, điều đó không
chỉ là cách hòa giải với vạn vật, mà khởi từ mình đi, con người không ăn những đồ
có nhiều chất đạm để có thể đốt lên ngọn lửa mạnh mẽ của dục vọng, con người ăn
rau có, giống những con vật ăn rau cỏ thường hiền lành hơn những con vật ăn thịt.
Sau khi tự hòa giải với mình, nghĩa làm dịu lắng, bình
an dục vọng của mình, con người mới có thể tiến hành hòa giải với người khác.
Đó, theo tôi có lẽ là một trong những thông điệp vĩ đại của Phật giáo.
Có một phương ngôn triết học nổi tiếng là "Sống
là sống với". Quả vậy, không ai sống được một mình, mà người ta phải sống
với, sống lẫn, sống trong với người khác và vạn vật. Vậy thì Phật giáo với
phương châm hòa giải từ mình, tiến đến hòa giải với người khác, rồi hòa giải với
vũ trụ hẳn là cách tạo ra một môi trường hòa giải rộng lớn bao la để con người
và vạn vật có thể sống cùng nhau một cách tốt lành.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự