Chị
Đỗ Thị Kim Nhung dắt con nhỏ của mình đến nhận heo đất trong chương
trình “Nhận heo đất - Gửi yêu thương” của nhóm Những ước mơ xanh (thuộc
Thành Đoàn TP.HCM) bộc bạch: “Mình dắt bé tham gia các hoạt động từ
thiện ngay khi bé, còn nhỏ sẽ giúp bé ý thức được tình thương dành cho
mọi người. Dạy con trẻ sống nhân ái cũng là một đầu tư cần thiết cho
tương lai”. Cũng giống như chị Nhung, nhiều bà mẹ đến với những chương
trình từ thiện đã làm “công tác tư tưởng” với con trước đó rằng: “Món
đồ chơi này con dành tặng bạn nhen, có nhiều bạn không có đồ chơi, con
thì có nhiều rồi. Biết chia sẻ với bạn con sẽ có nhiều bạn bè và mọi
người sẽ yêu quý con”, chị Thuý Hằng cho biết.
Đêm, tôi
có ghé một số chùa và cũng gặp không ít những người mẹ, người bà dắt
con, cháu đến tham gia khoá lễ. Những chiếc áo tràng ngắn được may xinh
xinh dành cho các Phật tử nhí. Bà và mẹ tỉ mỉ dạy cho bé cách ngồi ngay
ngắn, ngồi im, chăm chú đọc kinh, lễ Phật. Phật tử Diệu Thuần hay dắt
con đến chùa chia sẻ: “Mới đầu bé không quen nhưng dần dần bé cũng
thích nghi và cứ mỗi tối lại đòi đi chùa với mẹ. Giờ bé đã thuần thục
trong việc tập ngồi, tập nghe kinh…”. Theo người mẹ trẻ thì: “Tôi muốn
con mình hiểu những giáo lý của Phật để sau này con có đường hướng tâm
linh tốt, biết yêu thương, chia sẻ và sống tốt như Phật dạy”. Cũng có
những bà mẹ dạy con tiếp xúc với kinh kệ ngay trong… bụng mẹ. Khi mang
thai mẹ đã biết sống đẹp, sống tốt, thường đi chùa để hướng con tiếp
xúc với những yêu thương!
Cho em gần với thiện lành
Tham gia
nhiều chuyến đi chia sẻ với đồng bào nghèo của các chùa, các đoàn từ
thiện chúng tôi cảm nhận được sự tiếp xúc đầy yêu thương của những
người làm công tác từ thiện với các em nhỏ ở nơi mình đến. Mỗi chuyến
đi tôi đều ghi lại cảm nhận của các em khi nhận được sự chia sẻ của
những “người lạ” mà các em mới gặp: “Nhận quà, tụi con mừng lắm, con
ước mai mốt mình cũng được giàu có để đi với cô chú, anh chị”. Nghe bộc
bạch ấy tôi hiểu các em đã “thấm” cái tình mà cộng đồng dành cho mình.
Mới đây
trong hội thảo chuyên đề “Học nhân ái, biết sẻ chia” do Vụ Tiểu học (Bộ
GD-ĐT) tổ chức đã ghi nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia tâm lý,
các nhà nghiên cứu giáo dục… và ai cũng khẳng định rằng: “Giáo dục trẻ
sống nhân ái là nền tảng trở thành công dân tốt”. Như vậy, với việc
giáo dục của người lớn chính là “cái máy” tạo ra những con người trong
tương lai. Tốt hay xấu là do chính người lớn dạy dỗ và rèn luyện theo
những chuẩn mực, hành vi của chính mình. Do vậy, với những kiểu giáo
dục phản nhân văn mà báo chí lên án gần đây như: bạo hành con cái bằng
bạt tai, dao, búa, trói lại… sẽ làm cho trẻ em bị tổn thương tâm lý,
hình thành nhân cách không tốt. Không ít nhà giáo dục đã đau đầu vì
điều này bởi một khi hệ quả của việc giáo dục sai lầm xảy ra sẽ làm cho
xã hội có nhiều người xấu trong khi bản tâm của họ vốn “không dơ, không
sạch”.
Cuối
cùng, xin kết lại bài này bằng chia sẻ của một người mẹ - Phật tử rằng:
“Đạo Phật là đạo từ bi, tôi cảm nhận rất rõ điều ấy qua giáo lý mà tôi
được học. Do vậy tôi sẽ hướng con tôi sống theo nền tảng giáo lý ấy. Đó
cũng là cách tôi dạy con tôi sống tốt, làm một con người có nghĩa, có
tình trong xã hội…”.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự