Một Góc Nhìn Về Mẹ Trong Âm Nhạc

  •   22/01/2009 12:04:00 PM
  •   Đã xem: 1174
  •   Phản hồi: 0
“Quả đất gọi là nặng, Nhưng lòng mẹ nặng hơn nhiều.” (THÍCH CA MÂU NI PHẬT) Như suối nguồn vô tận, đề tài nói về công ơn cha mẹ không thể cạn ý khô lời, nhất là ở lãnh vực Văn học-Nghệ thuật. Chỉ riêng khía cạnh thơ ca thôi cũng đủ làm chúng ta choáng ngợp, cảm thấy bé nhỏ dưới bầu trời vô tận của mênh mông tình mẹ. Với đạo lý nhà Phật, điều đó thêm trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn. Người con Phật đã được ý thức rất sớm về điều thiêng liêng ấy nhờ vào nền tảng luân lý nhà Phật, như thế ai đó bất hiếu với cha mẹ sẽ chẳng bao giờ được thấy Ðạo.

Phật Pháp Cứu Đời Tôi

  •   22/01/2009 12:02:41 PM
  •   Đã xem: 1146
  •   Phản hồi: 0
Tất cả chúng ta hiện hữu trên cuộc đời này, có người sinh ra được cả thế giới biết, có người sinh ra cả nước biết, có người sinh ra cả tỉnh biết, có người sinh ra cả huyện biết, có người sinh ra cả dòng họ biết, có người sinh ra chỉ có cha mẹ hoặc một vài người thân biết. Trong số những người sinh ra đó, tôi sinh ra chỉ có cha mẹ và một số người thân của cha mẹ biết mà thôi. Vì cha mẹ tôi ở miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, không có anh em thân thuộc đi theo, cũng không có chức có quyền hay giàu có gì cả, nên không có bạn bè nhiều.

Tâm Bong Bóng

  •   22/01/2009 12:01:13 PM
  •   Đã xem: 1171
  •   Phản hồi: 0
Đứa bé chạy chơi trên vỉa hè với chiếc bong bóng màu xanh. Dưới lòng đường xe cộ vẫn tấp nập qua lại. Tôi ngồi uống cà phê trên vỉa hè và ngắm nhìn đứa bé hồn nhiên cầm sợi chỉ chạy tung tăng kéo theo chiếc bong bóng, với niềm vui thanh thản. Một lúc dường như đã chán, chú bé vất chiếc bong bóng xuống vỉa hè. Một cơn gió thổi đến cuốn chiếc bong bóng bay xuống lòng đường. Nhiều chiếc xe vụt đến, tôi ngỡ nó sẽ bị vỡ tung ra. Thế mà không. Những bánh xe va chạm không hề làm vỡ chiếc bong bóng, mà chỉ làm nó tung lên hoặc bay qua lại, theo chiều tác động của các lực.

Dòng sông tuổi thơ

  •   22/01/2009 11:58:21 AM
  •   Đã xem: 1200
  •   Phản hồi: 0
Hồi nhỏ, cứ mỗi lần đi học về là con quăng cặp rồi chạy ào ra sông. Con sông gần nhà mình ngày đó hai bờ không xa như bây giờ. Con rất thích tắm sông vì mé bên kia là nhà đứa bạn thân chung lớp ngồi cạnh con và cùng con trải qua thời tuổi thơ với bao trò chơi vô tư nghịch ngợm thuở thiếu thời. Mỗi khi ra sông, hai đứa thường có tín hiệu chung là chiếc khăn cột trên thân cây mì mà vẫy nhau.

Tự thuật của một SV đã 23 lần hiến máu

  •   22/01/2009 11:57:12 AM
  •   Đã xem: 1086
  •   Phản hồi: 0
23 lần hiến máu đối với tôi và cũng như bao bạn trẻ khác là một kỷ lục - kỷ lục hiến máu của sinh viên Việt Nam. Tôi không có tiền để giúp mọi người. Cái tôi có chỉ là những giọt máu nhỏ bé của mình. Tôi sinh ra trong một miền quê nghèo khó ở Thanh Hóa. Bốn anh em tôi lần lượt ra đời trong tình thương yêu của cả cha lẫn mẹ. Dù nghèo khó nhưng gia đình hết mực đầm ấm và yêu thương nhau. Anh em tôi được cha mẹ lo cho học hành chu đáo.

Khi các tăng, ni góp sức vì an toàn giao thông

  •   22/01/2009 11:56:04 AM
  •   Đã xem: 1167
  •   Phản hồi: 0
Chưa từng có trong lịch sử của Học viện Phật giáo Việt Nam: Những tăng sinh, chủ yếu là các vị tăng, ni thế hệ 7X, 8X trụ trì ở các chùa trên cả nước tham gia sôi nổi các hoạt động vì an toàn giao thông. Điều đó chỉ có được khi lần đầu tiên T.Ư Đoàn đưa cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” vào Học viện Phật giáo.

Dạy trẻ điều lành

  •   22/01/2009 11:54:05 AM
  •   Đã xem: 1113
  •   Phản hồi: 0
Trẻ em như tờ giấy trắng”, ví von ấy để chỉ cho đầu óc trắng trong, vô tư, hồn nhiên của trẻ. Ngay từ thuở “nhân chi sơ tính bổn thiện” đến khi thành người là cả một quá trình học hỏi, tiếp thu, huân tập của con người với môi trường xung quanh. Do đó, từ khi con người ta còn nhỏ, rất cần được dạy những điều hay lẽ phải để sống tốt. Đã có khá nhiều lần tôi tham dự các hoạt động từ thiện của các nhóm bạn trẻ và lần nào có quyên góp như: nuôi heo đất, quần áo cũ, đồ chơi, sách vở cũ các phụ huynh cũng dắt con của mình tham gia.

Mái ấm tình thương cho những mảnh đời bất hạnh

  •   22/01/2009 11:52:48 AM
  •   Đã xem: 1219
  •   Phản hồi: 0
Lần đầu tiên tại Lâm Đồng, một mô hình xã hội hoá về chăm sóc – đào tạo nghề cho trẻ em khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chính thức ra mắt đúng vào dịp đầu năm mới 2009 tại số 01, khu phố 01, thị trấn Madaguôi, huyện Đa Hoai. Theo đó từ mùa xuân mới Mậu Tý này sẽ có khoảng 40 trẻ vùng sâu vùng xa tại Lâm Đồng được đưa về Cơ sở bảo trợ xã hội Madaguôi để vui xuân đón tết, chuẩn bị cho một cuộc sống mới. Người có công sáng lập ra cơ sở khang trang với diện tích xây dựng hơn 1700 m2, kinh phí trên 4,5 tỷ đồng này là đại đức Thích Quang Hạnh - một tu sỹ trẻ tại Tp Hồ Chí Minh.

Mẹ là mùa Xuân

  •   22/01/2009 11:50:23 AM
  •   Đã xem: 1069
  •   Phản hồi: 0
Tết chưa về mà mai vàng lại nở sớm… Năm trước đã thế, năm nay cũng không may mắn gì hơn. Trước nỗi lo đau đáu của các nhà vườn tại thành phố và vài địa phương lân cận, tôi lại nhớ về quê nhà yêu dấu. Ở đó, có mẹ tôi và cây mai tứ quý trồng trước ngõ. Có lẽ, mẹ chưa kịp nhắc các em lặt lá thì cây đã vội vàng bung hoa.

Khi sư thầy là sinh viên

  •   21/12/2008 05:11:10 AM
  •   Đã xem: 1059
  •   Phản hồi: 0
Thầy khăn gói ra Huế dự thi như bao sĩ tử vừa tốt nghiệp THPT và đỗ vào Khoa Triết học Mác-Lênin. Thầy chỉ khác với các bạn đồng môn ở bộ trang phục truyền thống của nhà Phật. Thầy là Trần Văn Tuyên, sinh viên lớp Triết học K29, ĐHKH Huế. Trên con đường tiếp nhận tri thức của nhà phật, mỗi vị tăng ni chọn cho mình một con đường riêng. Có người chọn con đường tu học tại Phật đường, có người “dùi mài kinh sử”, chọn tri thức từ giảng đường đại học. Thầy Tuyên chọn cả hai con đường, vừa tiếp thu từ thực tiễn cuộc sống nhà Phật, vừa chọn giảng đường đại học để tìm hiểu kiến thức nhân loại, chắt chiu cho mình từng “giọt” tri thức.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây