Hôm
qua mình bị ai rầy, hoặc làm ăn thất bại, tiền của suy giảm, lý luận với ai bị
thua, làm sao cho hơn họ…, cứ nhớ đi nhớ lại những thứ ấy. Do chấp thân, chấp
tâm nên ngồi thiền không yên. Khi đã biết thân giả, biết tâm sanh diệt giả
chúng ta ngồi thiền dễ yên lắm.
Biết thân giả, tâm sanh diệt giả, lúc đó là giác, mà giác thì thành Bồ-tát con
rồi. Bồ-tát là phần giác tức giác ngộ từng phần. Như vậy Bồ-tát cách chúng ta
xa gần? Chỉ như trở tay thôi. Chiều này là mê, lật ngược lại là giác chớ có gì
đâu. Ai nhìn đúng lẽ thật là giác, nhìn sai lầm là mê. Trong kinh Kim Cang Phật
dạy rất đơn giản: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi
tướng, tức kiến Như Lai”. Nghĩa là những gì có tướng đều hư dối, nếu thấy các
tướng chẳng phải tướng tức là giả, đó là thấy Phật, vì Phật là giác.
Chúng ta học Phật, hiểu Phật là phải đi sâu vào trí tuệ vô sư. Chúng ta ngồi
thiền để định. Định cái gì? Định tâm điên đảo sanh diệt của mình, cho nó dừng
lại. Nó dừng hoàn toàn rồi thì trí tuệ sẵn có hiện đủ. Có người nói ngồi thiền
bỏ hết vọng tưởng rồi ngu sao? Vì họ cho rằng cái khôn đối đãi sanh diệt là
khôn thật. Đó là hiểu sai lầm. Trí tuệ chân thật chỉ xuất hiện khi tâm an định.
Kinh Kim Cang Phật nói, giả sử có người đem của bảy báu nhiều bằng núi Tu Di bố
thí, không bằng người trì bốn câu kinh Kim Cang. Nhẹ làm sao! Trì tụng bốn câu
kinh Kim Cang có khó gì? Còn của báu chất bằng núi Tu Di, muôn kiếp mình cũng
chưa làm được nữa. Vậy tại sao Phật lại nói thế? Đó là để chỉ dạy chúng ta mê
thân thật thì mê cảnh thật, mê tất cả sự vật hình tướng bên ngoài đều thật.
Nhưng thật ra những gì có tướng đều do duyên hợp, tạm bợ, đủ duyên còn, hết
duyên mất, chớ không còn mãi. Vậy được bao nhiêu cái giả đi nữa cũng chỉ là
giả. Đem cái giả tạm đổi lấy cái thật thì không có gì sánh nổi. Trì bốn câu
kinh Kim Cang tức là nhận và sống với cái thật của mình. Nắm được chân lý thật
mà sống thì mới siêu thoát, vượt hơn tất cả. Nếu chúng ta nhìn sự vật đúng với
con mắt thức tỉnh thì kinh Phật nói rõ như ban ngày, không có gì nghi ngờ hết.
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu
giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài
cũng mê. Cho nên trọng tâm đặt ở con người. Tất cả chúng ta học Phật là học đạo
giác ngộ, mà không chịu giác thì không biết học cái gì? Có người càng học lại
càng mê, nên mới đi cúng chỗ này chỗ kia, cầu xin ông này bà nọ đủ thứ hết. Đó
là sai lầm lớn của người học Phật. Đạo Phật là con đường, là phương pháp đưa
chúng ta tới giác ngộ. Đã đi con đường giác ngộ mà lại trở thành mê, thật không
có lý chút nào.
Giác ngộ rồi mới tới giải thoát, không giác ngộ thì không bao giờ giải thoát
được. Trong kinh Viên Giác, Bồ-tát Văn Thù hỏi Phật: “Thế nào là vô minh?” Đức
Phật dạy: “Chấp thân tứ đại là thật, chấp tâm sanh diệt duyên theo bóng dáng
sáu trần là thật, đó là vô minh”. Vô minh là gốc của luân hồi sanh tử. Nếu thấy
thân tứ đại không thật và tâm hư dối không thật, đó là minh. Như vậy vô minh
với minh ở cạnh một bên, không xa xôi gì hết.
Chúng ta tu muốn cầu cái gì? Cầu
minh bỏ vô minh, cầu giác bỏ mê. Cầu ở ai? Ở mình, tất cả gốc từ mình mà ra.
Thay đổi cái nhìn, từ sai lầm chuyển qua thức tỉnh thì hết mê. Hết mê là giác,
giác một phần là Bồ-tát nhỏ, Bồ-tát con. Như vậy từ một kẻ phàm phu chuyển qua
Bồ-tát có khó không? Không khó, rất là dễ. Cho nên một hôm ông bán thịt nghe
lời thiền sư dạy, liền thức tỉnh làm kệ:
Tạc nhật dạ xoa tâm,
Kim triêu Bồ-tát diện,
Dạ xoa dữ Bồ-tát,
Bất cách nhất điều tuyến.
Hôm qua mê là tâm dạ xoa, ngày nay giác là mặt Bồ-tát. Bồ-tát với dạ xoa không
cách một đường tơ. Như vậy tại sao chúng ta cứ sợ khó ? Chớ chi có cái gì ngăn
trở mình chuyển không được mới là khó, đằng này mình trọn quyền chuyển mê thành
giác, không thần thánh nào xen vào ngăn cấm cả, chuyển không được là tại chúng
ta không quyết chí chuyển thôi. Nếu đã trọn quyền thì không kêu trời kêu đất,
việc gì đến là lỗi tại mình, chớ không phải trời Phật xui khiến đâu. Hiểu như
vậy mới thấy tu Phật có một sức mạnh phi thường.
Nói đến giải thoát là giải thoát cái gì? Nếu thân không thật, tâm suy nghĩ
không thật, còn gì để chúng ta giải thoát? Cái gì ra khỏi sanh tử luân hồi?
Tâm. Tâm nào? Đó là vấn đề sâu sắc tế nhị mà người đời không biết. Đức Phật khi
thành đạo, Ngài trù trừ không chịu đi giảng, trải qua thời gian năm mười ngày.
Khi chư thiên xuống yêu cầu xin Thế Tôn mở phương tiện để giáo hóa chúng sanh.
Phật bảo vì cái thấy của ta nói người khác không hiểu.
Tôi dẫn câu chuyện trên hội Linh Sơn, đức Phật ở trước đại chúng đông vầy không
nói một lời, đưa cành hoa sen lên rồi nhìn khắp đại chúng. Mọi người đều ngơ
ngác, tới ngài Ca Diếp thì Ca Diếp mỉm cười. Phật nói: “Ta có chánh pháp nhãn
tạng Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, nay trao cho Ca Diếp”. Lúc đó Phật
có nói lời gì đâu mà trao.
Chỗ này quí vị không suy gẫm nổi, suy gẫm là trật.
Đây là chỗ bí hiểm, nhưng thật ra không bí hiểm chút nào hết mà tại chúng ta
quên. Phật đưa cành sen lên không nói gì hết, mọi người không hiểu, tới ngài Ca
Diếp, ngài cười. Cười tức là biết Phật muốn nói gì rồi. Chỉ có cái chân thật từ
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý hiện tiền nên ta mới thấy. Vậy mà mình quên, chạy
theo suy nghĩ lăng xăng trong đầu, nên không nhận ra cái biết thường trực đó.
Phật muốn chỉ cho đại chúng cái lâu nay mình có nhưng lại quên. Song vì nó không
hình tướng nên thật khó chỉ. Vì vậy Ngài mượn phương tiện đưa cành hoa sen lên,
ai khéo sẽ nhận ra cái hay thấy thường trực nơi mình. Phật dạy chúng ta dừng
cái biết suy nghĩ, để cái biết chân thật hiện ra. Cái biết chân thật không
tướng mạo nên trùm khắp, luôn hiện tiền không vắng thiếu nên nó thường trực.
Cái thường trực không sanh, không diệt, không tướng mạo, làm gì có vô thường!
Hiện giờ chúng ta là những người đáng thương, quên cái thật chạy theo cái giả,
chấp cái giả là thật nên không nhận ra được cái thật. Vì vậy Phật dạy ngồi
thiền để chặn dòng suy nghĩ lăng xăng, bao giờ chúng lặng rồi thì cái biết chân
thật trùm khắp hiện tiền. Khi tâm trong sáng không bị che lấp gì hết, chúng ta
mới giải thoát sanh tử. Nói tới giải thoát, tôi dẫn câu chuyện sau:
Tổ Tăng Xán ở Trung Hoa, một hôm gặp chú sa di mới mười hai tuổi tên là Đạo
Tín. Đạo Tín thưa “Bạch Hòa Thượng, xin Hòa Thượng dạy con pháp môn giải
thoát”. Tổ hỏi: “Ai trói buộc ông?” Đạo Tín nhìn lại thưa “Dạ không ai trói
buộc”. Tổ bảo “Không ai trói buộc, cầu giải thoát làm gì?” Ngay đó Đạo Tín liền
ngộ. Không ai trói buộc mình, chỉ vì chúng ta có cái thật nhưng quên. Bây giờ
nhận ra cái thật là giác ngộ, giác ngộ thì giải thoát.
Thật ra quí vị nói tu khó tôi rất thông cảm. Tại sao? Vì một người tỉnh ở trong
trăm ngàn người mê. Người tỉnh nói thì những người mê bảo điên, thành ra nói
không được, riết người tỉnh cũng mê luôn. Đó là cái khó. Chớ nếu người tỉnh nói
với những người tỉnh thì dễ biết mấy. Ví dụ, có một Phật tử đi chợ, vô cớ có người
kiếm chuyện mắng nhiếc.
Sau Phật tử có anh chị em đi theo. Người tu khá nhịn bỏ
qua không cãi lại, nhưng mấy anh chị em đi theo chê chị ngu quá hoặc anh ngu
quá. Nghe chê ngu, Phật tử tức cũng cãi lại, rốt cuộc ngu cả đám. Cho nên tu
hành nên gần gũi những bạn lành để huynh đệ cùng nhau sách tấn, như vậy mới giữ
được niệm hiền lành chân thật của mình. Ngược lại cứ ở trong đám mê hoài thì
khó mà tu tiến.
Chỗ tu hành nhất là tu thiền, ít ai hiểu được. Như Lâm Tế hồi xưa tới Tổ Hoàng
Bá hỏi: “Bạch Hòa thượng, thế nào là đại ý Phật pháp?” Hoàng Bá đập cho một
gậy, không nói lời nào hết. Tàn nhẫn chưa! Năm ba hôm sau thầy Thủ tọa xúi Ngài
hỏi Hòa thượng nữa đi. Ngài lên hỏi cũng ăn gậy nữa.
Hỏi ba lần, ngài Hoàng Bá
đều cho ăn gậy cả ba, Ngài chùi nước mắt lui xuống, trong lòng nghĩ chắc hết
duyên rồi nên định cuốn gói đi. Thủ tọa biết nên bảo trước khi đi huynh lên từ
giã Hòa thượng. Ngài Hoàng Bá hỏi “Ông tính đi đâu?” Ngài thưa “Vì con hết
duyên ở đây nên phải đi nơi khác, chớ không biết đi đâu?” Hoàng Bá bảo “Ông qua
Đại Ngu sẽ chỉ cho”.
Lâm Tế đi tới thiền sư Đại Ngu. Đại Ngu hỏi “Ông từ đâu đến?” Lâm Tế thưa “Con
ở chỗ Hoàng Bá đến”. Đại Ngu hỏi “Hoàng Bá đã dạy gì?” Lâm Tế thuật lại: “Con
ba lần hỏi thế nào là đại ý Phật pháp, ba lần đều ăn đòn. Không biết con có lỗi
hay không lỗi?” Đại Ngu nắm hai vai Lâm Tế đẩy, nói “Ông được Hoàng Bá chỉ chỗ
tột cùng mà còn nói có lỗi không lỗi”. Nghe đến đây Lâm Tế liền ngộ, nói “Phật
pháp Hoàng Bá rất ít”.
Đại Ngu nắm đứng hỏi “Khi nãy nói có lỗi không lỗi, bây
giờ thấy cái gì mà nói Phật pháp Hoàng Bá rất ít”. Lâm Tế liền thoi cho Đại Ngu
một thoi. Đại Ngu xô ra, nói: “Thầy ngươi là Hoàng Bá, chẳng can hệ gì tới ta”.
Lâm Tế trở về Hoàng Bá, sau trở thành vị khai Tổ nổi tiếng tông Lâm Tế, dòng
thiền này truyền thừa tới Việt
Cũng ý đó, tôi dẫn một thiền sư Việt
Nhạn quá trường không,
Ảnh trầm hàn thủy,
Nhạn vô di tích chi ý,
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.
Dịch:
Nhạn bay qua trong không,
Ảnh hiện đầm nước lạnh,
Nhạn không ý lưu bóng,
Nước không tâm giữ nhạn.
Ý nói chim nhạn bay qua trong không, bóng hiện dưới hồ, dưới sông. Chim nhạn
không có ý lưu bóng dưới hồ, dưới sông. Nước sông cũng không có ý giữ lại bóng
nhạn. Đó là Phật ý.
Tổ Lâm Tế hỏi đại ý Phật pháp bị đánh, vua Dụ Tông hỏi ý Phật được trả lời bằng
bốn câu thơ: chim nhạn bay trên không, bóng rơi xuống dưới nước, nhạn không có
ý lưu bóng dưới nước, nước cũng không có ý giữ bóng của nhạn. Đó là ý Phật.
Hiểu được ý này thì hiểu cái đánh của tổ Hoàng Bá.
Sự truyền pháp của Trung Hoa và Việt
Hỏi thế nào là đại ý Phật pháp, đập cho một gậy là chỗ không suy nghĩ được. Vừa
khởi nghĩ là trật rồi không phải ý Phật, cho nên đánh một gậy cho bặt không còn
nghĩ gì hết. Nhưng Lâm Tế cứ nghĩ vì ngài chưa hiểu. Tới chừng thiền sư Đại Ngu
hỏi, ngài nói không biết con có lỗi hay không lỗi.
Đại Ngu bảo Hoàng Bá là tâm
lão bà chỉ tột cho ông, mà còn thấy có lỗi không lỗi, là còn hai bên. Nghe đến
đó ngài liền ngộ, chỉ chỗ không hai bên, không có niệm suy nghĩ mới là chỗ
thật. Ngài Đại Ngu hỏi ông thấy gì mà nói Phật pháp Hoàng Bá rất ít, Lâm Tế
thoi cho một thoi vì chỗ đó nói không được, chỉ còn thoi thôi. Các Tổ ở Trung
Hoa rất bạo, còn chư Tổ Việt
Chúng ta tu Phật không gì khác hơn là trở về cái chân thật của chính mình. Cái
chân thật đó gọi là Phật tánh, Pháp thân v.v… Khi nhận và sống được tánh Phật
rồi, ta có đầy đủ tất cả diệu dụng. Cho nên, Lục Tổ Huệ Năng khi ngộ được Phật
tánh, có người hỏi từ tám thức tu chuyển thành tứ trí là thế nào? Ngài giải
thích, khi sống được với tánh thật rồi thì thức thứ tám là Tàng thức tức thức
chứa tất cả chủng tử thiện ác chuyển thành Đại viên cảnh trí, thức thứ bảy là
Mạt na thức chuyển thành Bình đẳng tánh trí, thức thứ sáu chuyển thành Diệu
quan sát trí, năm thức trước mắt, tai, mũi, lưỡi, thân chuyển thành Thành sở
tác trí. Như vậy là chuyển thức sanh diệt trở thành trí mầu nhiệm bất sanh bất
diệt, chớ đâu phải tu tới đó hết.
Chúng ta đừng sợ không suy nghĩ là mất mình. Chính mình dừng suy nghĩ rồi mới
đạt tới chỗ chân thật. Khi đạt đến chân thật viên mãn rồi có những diệu dụng
phi thường, tức là chơn không mà diệu hữu, do công năng chuyển thức thành trí.
Tóm lại khi được giải thoát, không phải là hết mà chúng ta có cái biết chân
thật, không sanh diệt gọi là Chân tâm, Phật tánh lưu xuất ra vô số diệu dụng.
Hiểu sâu như vậy, trên đường tu chúng ta không nghi ngờ gì nữa, quyết chí tu
cho tới khi nào giác ngộ viên mãn mới thôi.
Tác giả bài viết: HT Thanh Từ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự