Chung quanh các Đức Phật đều
có trăm ngàn các vị đệ tử ngồi nghe pháp. Bấy giờ có một người giống như giáo sĩ
Bà la môn, cầm dùi trống đánh mạnh vào chiếc trống vàng nói trên, tiếng trống
vang rền nghe như lời kinh sám hối. Khi đã tỉnh mộng, Ngài Tín Tướng Bồ tát liền
đem những điều mình được thấy được nghe trong giấc mộng trình lên đức Thế
Tôn...”
Kinh Lăng nghiêm chép:
"A nan (lời Đức Phật)! Ngươi hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, và
tiếng chuông mỗi khi nhóm chúng trong Tinh xá Kỳ Đà này. Tiếng chuông hoặc tiếng
trống trước sau nối tiếp nhau. Vậy theo ý ngươi nghe được các thứ tiếng ấy là
vì nó tự bay đến bên tai ngươi, hay tai của ngươi đến nơi những chỗ phát tiếng?"
b. Ý nghĩa và cách sử dụng:
Trống có hai loại trống Đại
và trống Tiểu, tức trống kinh. Trống đại là thứ trống lớn, đánh trong những lúc
như trước khi đánh chuông u minh vào đầu đêm và cuối đêm. Đánh theo thể thức bài
Tam luân cửu chuyển. Khi đánh trống đầu đêm đọc bài kệ: "Cổ thanh hướng hướng,
xứ biến hà sa, thiên long bát bộ tiến kha kha, tam luân cửu chuyển sanh tử đọan,
độ tận chúng sanh xuất ái hà", và tiếp đọc 5 danh hiệu:
Hai bài kệ trên đây ngụ ý
nói: Tiếng trống là tượng trưng cho Chánh pháp, chúng sanh nghe trống Chánh
pháp thì Nghiệp chướng tất tiêu trừ và sẽ được thoát ly luân hồi sanh tử.
Ngoài ra, trong những khi
Thuyết pháp, khi làm lễ lớn ở điện Phật, cũng đều có dùng đến thứ trống lớn này.
Khi Thuyết pháp thì đánh 3 hồi để triệu tập thính chúng, còn khi làm các lễ lớn
như thỉnh Tam bảo, khai kinh v.v... thì đánh theo thể thức bài Bát Nhã Hội mà
thường gọi là "chuông trống Bát nhã.”
Cách đánh chuông trống Bát
nhã: đánh theo từng chữ một trong bài kệ Bát nhã hội. Đọan đầu của bài kệ thì
nên đánh lớn tiếng và đánh chầm chậm, từ nửa bài kệ về sau thì đánh nhỏ tiếng dần,
đánh thúc cho đến khi chấm dứt và đánh đủ 3 lần.
Bài kệ đánh trống Bát nhã:
Bát nhã hội (đánh 3 lần), thỉnh Phật thượng đường (1 lần), Đại chúng đồng văn
(1 lần), Bát nhã âm (1 lần), Phổ nguyện Pháp giới (1 lần), Đẳng hữu tình (1 lần),
nhập Bát nhã (1 lần), Ba la mật môn (đánh nhiều lần và đánh nhỏ tiếng cho đến
khi chấm dứt).
Đại ý bài kệ này là cũng
thỉnh Phật nói lý Bát nhã và nguyện cho Đại chúng hiện tiền cùng tất cả chúng
sanh đều được thâm nhập giáo lý cứu cánh ấy.
Còn trống tiểu là thứ trống
nhỏ dùng đánh trong những khi tung kinh bái sám v.v... nên cũng gọi là "trống
kinh.”
Cách đánh trống này rất phức
tạp, không có một qui luật nhất định, đại khái là chỉ đánh theo nhịp và âm vận
trầm bổng của các bài kinh tán mà thôi. Đánh trống này với mục đích là đỡ hơi cho
người tán tụng, thứ nửa là giúp cho cho buổi lễ được tăng phần trang nghiêm
long trọng và cũng là một món nhạc khí trong các món nhạc khí cúng dường Tam bảo.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự