Hà hơi vào quần áo
Biết chúng tôi muốn đến để tìm hiểu về bùa ngải, cụ Nhã bảo: "Tôi làm nèm giúp cho nhiều người dưới Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên lên đây. Từ bùa yêu, vợ chồng bỏ nhau, bùa giải quyết mâu thuẫn giữa các gia đình... tôi đều làm được hết. Con gái, con trai yêu nhau, định lấy nhau nhưng bị gia đình một bên không ưng thuận đến tôi làm cho cả hai gia đình đều gật đầu".
Cụ Nhã hà hơi vào áo làm nèm.
Cụ Nhã vẫn còn nhớ đôi vợ chồng Thảo và Ly ở Sơn Tây (Hà Nội). Hai người đã tâm đầu ý hợp nhưng bên gia đình nhà cô bé Ly cương quyết không đồng ý với lý do hai người không hợp tuổi nhau. Hai người tìm đến nhà cụ Nhã vừa mếu vừa khóc. Cụ bảo với Thảo đưa cho cụ chiếc áo của Ly, đồng thời đốt 3 nén nhang, 1 đĩa trầu 3 lá xé thành 6 miếng và 2 quả cau được đặt lên bàn thờ để khấn tổ tiên.
Cụ Nhã cho biết, lễ khấn tổ tiên cần trầu cau, xin phép 2 người vợ lẽ của
bố cụ (2 bà là sư phụ của cụ Nhã - PV). Nếu sư phụ đồng ý mới cho làm. Đồng thời
cụ gieo quẻ âm dương lên cái đĩa, nếu âm dương mà được làm nèm mới hiệu nghiệm.
Cụ Nhã cầm cả hai cái áo của cả hai người trên tay, miệng vừa lẩm bẩm vừa hà
hơi lên toàn bộ chiếc áo, vừa đọc "thần chú". Hơn một tháng sau, vợ
chồng Thảo lên cảm ơn cụ Nhã ríu rít, vì gia đình cô dâu đã đồng ý ngày tổ chức
hôn lễ.
Hòa giải đánh nhau là khó nhất
Cụ Nhã khăng khăng khẳng định, nèm hòa giải là khó nhất, bởi mình không biết nguyên nhân vì đâu mà họ lại mâu thuẫn như thế. Làm được nhưng để hiệu nghiệm thì chưa cao bằng các loại nèm khác. Và thời gian để đảm bảo hiệu nghiệm cho loại nèm này thường ngắn.
Ở xóm Cá có gia đình anh Hà Văn Năm và anh Hà Văn Bình hay mâu thuẫn với nhau. Hai nhà sống sát vách nhau, nhưng rất hay cạnh khóe. Nếu gia đình bên nào có chó sổng xích sang đi vệ sinh, nhà bên kia sẵn sàng vác gậy đuổi đánh.
Vợ chồng cụ Nhã.
Thấy thế cụ Nhã liền ra tay để giúp cho 2 gia
đình được hòa thuận. Cụ nhờ người đến giếng nước nhà anh Năm múc một chén
nước lã, mang về nhà mình đặt lên bàn thờ làm lễ. Sau đó, cụ nhờ người đó
đổ chén nước đó vào giếng nước nhà anh Bình, vào thời điểm nào cũng được miễn
là không được gia đình nào biết.
Cụ Nhã đặt tên cho chén nước đó là "chén nước thương nhau" để cho hai gia đình giải hòa với nhau. Cụ Nhã bảo, tính khí con người ta cũng xuất phát từ nguồn nước sinh sống mà ra cả. Nếu một bên sống có tình có lý, hòa hợp với bên kia rồi thì tự ắt hai bên sẽ tự hòa giải với nhau. Thế rồi "chén nước nghĩa tình" của cụ Nhã cũng bắt đầu có hiệu nghiệm khi hai gia đình anh Năm và anh Bình từ chỗ không nhìn mặt nhau, chỉ 2 tuần sau đã hỏi han nhau.
Không bao giờ làm điều xấu
Cụ Nhã bảo: "Tôi đã học nèm từ năm hơn 20 tuổi. Nay gần 80 tuổi rồi nhưng
chưa bao giờ tôi làm điều xấu cả. Trước khi tôi học làm nèm, hai sự phụ của tôi
đồng thời là hai người mẹ kế có dặn dò: Tối kỵ làm điều xấu, nếu phạm vào các
điều đó dần sẽ tự mất hiệu nghiệm. Khi làm cho mọi người cụ không đỏi hỏi về mặt
vật chất, chủ yếu là tấm lòng thành của họ.
Người cân cam, gói kẹo đến làm lễ cũng xong. Làm nèm cho rất nhiều người nhưng cụ nhớ mãi một người phụ nữ ở Hà Nội biếu cụ 4 hộp sữa, 2 cân đường và 200.000đ. Cụ Nhã bảo cụ đã chữa cho chồng cô gái khỏi "bệnh" ngoại tình. Đó là lần cụ được "lại quả" nhiều nhất.
"Hiện chưa có khảo cứu khoa học nào về bùa ngải. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người đi xin bùa thường có ý thức giải quyết những vướng mắc của mình. Bùa chỉ giúp họ củng cố niềm tin để hòa giải với vợ (chồng) hay hàng xóm, hoặc quyết tâm hơn trong công việc mà thôi. Do vậy, nên nhìn nhận bùa ngải dưới góc độ văn hóa dân gian với tư cách là một hiện tượng tồn tại từ rất lâu trong đời sống của bà con dân tộc và loại trừ các quan điểm mê tín, dị đoan".
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự