1. Giòn
Móng tay thô ráp, nứt nẻ và dễ bị nứt là một trong những vấn đề về móng dễ gặp nhất. Móng tay giòn thường là do chúng bị ướt và khô trong thời gian dài.
Để khắc phục, bạn có thể thử thoa kem dưỡng da có chứa axit alpha-hydroxy hoặc lanolin. Bác sĩ Sara Norris chuyên về sức khỏe phụ nữ và nhi khoa tại Los Angeles lưu ý rằng, suy giáp cũng có thể khiến móng tay yếu và giòn, cảnh báo cơ thể đang thiếu sắt .
2. Mềm yếu
Trạng thái này thể hiện ở những việc móng dễ gãy, mỏng hoặc dễ bị uốn cong trước khi gãy. Tình trạng này xuất hiện do móng tay tiếp xúc quá nhiều với độ ẩm hoặc hóa chất. Nguyên nhân có thể do chất tẩy rửa, dung dịch tẩy rửa, các phương pháp làm đẹp móng tay và nước tẩy sơn móng tay.
Cách khắc phục: Tránh tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Hãy để móng tay của bạn có cơ hội phục hồi tự nhiên.
Ngoài ra, móng tay yếu có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B , canxi, sắt hoặc axit béo.
3. Xuất hiện các đường kẻ ngang, dọc
Bạn đã bao giờ nhận thấy những đường gờ trông giống như những con sóng nhỏ ngang hoặc dọc trên móng tay của bạn? Các đường gờ dọc thường chạy từ đầu móng tay đến lớp biểu bì. Miễn là chúng không kèm theo các triệu chứng khác như thay đổi màu sắc, chúng được coi là lành tính.
Mặt khác, các đường gờ ngang, còn được gọi là đường Beau, là dấu hiệu của một triệu chứng nghiêm trọng hơn như các bệnh về thận hay gan.
4. Móng tay bị lõm
Dạng móng tay này rất dễ nhận biết, móng sẽ mỏng dẹt và bị lõm xuống. Trạng thái này xuất hiện do cơ thể bạn đang thiếu máu và sắt.
Cách khắc phục: Bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, trứng, ngũ cốc,...
5. Móng tay chuyển màu vàng
Tình trạng này tương đối phổ biến và thường do một trong hai yếu tố gây ra: nhiễm trùng hoặc phản ứng từ sản phẩm bạn đang sử dụng, chẳng hạn như sơn móng tay.
Cách khắc phục: Móng tay mới của bạn sẽ mọc rõ ràng trở lại, nhưng có nhiều phương pháp điều trị tự nhiên như sử dụng vitamin E để giúp điều trị nhiễm trùng. Một loại vitamin tổng hợp cũng có thể giúp ích cho việc này. Nhưng nếu màu vàng vẫn còn và xuất hiện trong một thời gian dài, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn, bạn nên đi kiểm tra bác sĩ.
6. Đường kẻ đen
Tình trạng này còn được gọi là xuất huyết dạng mảnh, các đường màu đen (có thể xuất hiện màu nâu hoặc đỏ sẫm) trông giống như các mảnh vụn. Chúng có thể xuất hiện nhiều lần. Nguyên nhân là do chấn thương ở móng tay, chẳng hạn như ngón tay của bạn vô tình đập mạnh vào cánh cửa.
Cách khắc phục: Đường này là kết quả của tình trạng viêm mạch máu dưới móng và sẽ biến mất theo thời gian khi móng phát triển.
7. Đốm trắng
Bác sĩ Norris giải thích: “Những đốm trắng rải rác trên móng tay, thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi thanh, thiếu niên. Phần lớn nguyên nhân là do thiếu hụt kẽm. "Thông thường 30mg kẽm mỗi ngày trong ba tháng sẽ làm giảm bớt nó". Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
8. Không có nửa trăng, hoặc chuyển sang màu đỏ
Những đường cong nhỏ tròn màu trắng ở gốc móng tay thường được gọi là mặt trăng móng tay, hay hình bán nguyệt. Chúng có thể được ẩn dưới da của bạn. Nếu chúng dường như đã biến mất, đó có thể là dấu hiệu của:
Nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ nếu chúng bắt đầu chuyển sang màu đỏ và bạn đồng thời gặp phải:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự