Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Thứ tư - 07/12/2016 09:19
Chiều nay (6/12), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp trực tuyến toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Dự họp tại điểm cầu Lạng Sơn có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành và doanh nghiệp liên quan.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa 9, giai đoạn 2011 - 2016, hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã từng bước được đổi mới, sắp xếp lại. Số lượng DNNN đã giảm mạnh, nhất là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, kém hiệu quả, doanh nghiệp ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Năm 2011, toàn quốc có 1.369 DNNN đến tháng 10/2016 còn 718 doanh nghiệp.Những DNNN sau cổ phần hóa đều sản xuất kinh doanh hiệu quả. Theo tổng hợp của Bộ Tài chính về 350 doanh nghiệp sau cổ phần hóa năm 2015 so với trước khi cổ phần hóa cho thấy lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, đặc biệt là thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.

Đối với Lạng Sơn, đến nay, toàn tỉnh chỉ còn 7 doanh nghiệp có vốn nhà nước do UBND tỉnh quản lý. Trong đó, có 2 công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước; 3 công ty cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; 1 công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ và 1 công ty đang tiếp tục thực hiện thủ tục phá sản.

Chỉ đạo cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Thực tế đã cho thấy DNNN sau đổi mới đã hoạt động hiệu quả hơn hẳn. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới cần xác định rõ lĩnh vực nào nhà nước cần nắm giữ, lĩnh vực nhà nước cần rút; trên cơ sở các lĩnh vực này xác định danh mục các doanh nghiệp nhà nước cần nắm giữ 100%, trên 50% hoặc rút hoàn toàn vốn điều lệ; lành mạnh hóa hoạt động doanh nghiệp, hạn chế những rào cản làm giảm sự phát triển của doanh nghiệp; có những quy định rõ ràng trong việc xử lý tài sản, đất đai thực hiện đúng lộ trình; xây dựng chương trình hành động thực hiện đổi mới DNNN theo mục tiêu đã đề ra; … Tạo động lực mạnh để thúc đẩy đổi mới, trên cơ sở ổn định đầu vào và đầu ra, công bằng, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bình đẳng. Hướng đến mục tiêu giảm quy mô khu vực DNNN nhưng hiểu quả cao hơn, giải phóng nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước nhanh, bền vững hơn.

Nguồn tin: baolangson.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây