Ái
ích kỷ là nguyên nhân, hay ngắn gọn hơn: Ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ.Nếu
nói sâu xa: Tham sân si mạn nghi, hay vô minh, chấp ngã là nguyên nhân của đau
khổ thì chúng ta không hiểu được. nhưng nói ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ,
thì ta ngờ ngợ thấy đúng.
Vậy
vô minh là gì?
Không
ai biết được, chỉ khi nhập Thiền định mới biết. Khi đập vỡ khối núi Tâm, chỉ
còn lại một áng mây mờ che phủ, thì đó là vô minh. Chúng
ta si mê không thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà
sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc
lập ở bên trong.
Vậy
nếu nói có luân hồi sinh tử, thì xin hỏi kiếp đầu tiên là gì? Chỉ những bậc
chứng được mới thấy, mà thấy cũng không nói được. Một
chữ vô minh, phải bao nhiêu kiếp tu mới hiểu được, mà ta chỉ là kẻ tầm thường,
chưa hiểu được đến đâu, bởi kiếp người hữu hạn...
Do
không thấy rõ nên sinh tâm tham muốn, ôm giữ lấy các đối tượng lạc thú. Do
không thấy rõ mới lầm tưởng rằng "cái tôi" là quan trọng nhất, là cái
có thực cần phải bám víu, củng cố và thỏa mãn nhu cầu của nó.
Nói
cách khác, do vô minh mà có chấp thủ "cái tôi" và "cái của
tôi" như thân tôi, tình cảm tôi, tư tưởng tôi..., người yêu của tôi, tài
sản của tôi, sự nghiệp của tôi... Do những chấp thủ ấy mà có những nỗi thống khổ
của cuộc đời.
Trong
cuộc sống, người ta thường hay đi tìm “một nửa”. Được
vài bữa rồi cũng xé ra đi tìm một nửa khác mà thôi... Vì
vậy lãng mạn mà nói cho vui về “một nửa” của mình, chứ thật ra không ai là “một
nửa” của ai. Chỉ là hai thế giới, hai bầu trời, hai tâm hồn chứa đầy những điều
khác biệt. Chính cái ta đã ngăn cách giữa người với người!
Chính
chấp ngã làm ta không thấy được bản ngã đang bí mật chi phối suy nghĩ, hành
động của mình. Nếu thuận theo bản ngã, đa số chúng ta chỉ thích hưởng thụ.
Bản
ngã lừa gạt chúng ta từng phút, từng giây, ngay cả khi ta làm việc thiện.
Chấp
ngã sinh ích kỷ. Từ
ích kỷ sinh đủ thứ sẽ làm ta đau khổ. Vì vậy, ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ. Một
khi ích kỷ khởi lên, là có 3 cái khổ đi theo: Khổ về thân, Khổ về tâm, Và khổ
vì Nhân Quả Nghiệp báo.
Một
người muốn làm giàu?
Thì phải đem thân ra mà làm lụng - khổ thân. Phải bận tâm
toan tính, lo lắng - khổ tâm. Và nếu có những thủ đoạn, tội lỗi trên thương
trường, hay quan trường để thật giàu - khổ vì Nghiệp báo.
Chính
Thọ ấm làm người ta muốn hưởng thụ cảm giác vui, từ đó mà sinh ra yêu thích. Ham
muốn và hưởng thụ làm cho người ta ghiền, rồi tạo nên ích kỷ. Khoái cảm càng
mạnh chừng nào, người ta càng ích kỷ nhiều chừng ấy. Họ dễ dàng bê tha, say
sưa, quên hết trách nhiệm với gia đình và xã hội, không biết rằng đau khổ đang
chờ đợi mình ở tương lai. Ma túy là một thứ gây nghiện khủng khiếp. Vì nó mà
người ta bất chấp đạo lý, tình nghĩa, nhân phẩm. đó là một thứ ích kỷ tột độ,
nên đau khổ cũng tột cùng. Vì vậy bản thân chúng ta phải cảnh giác và cùng
những người xung quanh đấu tranh với tội phạm ma tuý, không cho chúng gieo rắc
cái chết trắng trong xã hội này.
Một
cái nhìn bi quan: đời là cõi tạm, mình sống sao cho tốt… là chưa đủ.
Suy
nghĩ đúng phải là: Yêu và bảo vệ điều thiện, ghét và đấu tranh với điều ác!
Hiểu
được điều này, thì Bát Chánh Đạo là con đường để giải quyết nỗi khổ của thế
gian. Ta sẽ nói vấn đề này sau.
Trở
lại, đánh bạc cũng là một thứ gây nghiện. Nó xuất phát từ tâm tham, kèm theo
ghiền cảm giác hồi hộp.
Rượu
chè, đua xe, thỏa mãn dục vọng… cũng là những thứ mang đến cho con người ta cảm
giác thích thú, và đau khổ.
Nếu
đừng dấn vào khoái lạc trần gian, không sinh ái, thì sẽ không có ích kỷ.
Ích
kỷ làm người ta trở nên tham lam, ganh tỵ, độc ác, rồi tạo nghiệp và thọ quả
báo.
Nghiệp
còn buộc ta phải tái sinh trong luân hồi sinh tử để trả, không thể nào giải
thoát được.
Một
điều ta cần nói thêm là tự do - ích kỷ. Có những người cho rằng mình có quyền
tự do, có quyền hưởng hạnh phúc nên vin vào đó mà tìm những niềm vui ích kỷ,
những trò vui trác táng để hưởng thụ, và tán phá tâm hồn mình.
Có
những thú vui nhưng kèm theo đằng sau là tai họa, là những nọc độc nguy hiểm
tội lỗi.
Phải
nhớ: chúng ta được tự do, nhưng không được làm ảnh hưởng đến tự do của người
khác! Xã hội không chấp nhận những con người sống bừa bãi, ích kỷ, muốn làm gì
thì làm, để tàn phá tâm hồn mình cũng như gây tổn hại cho người khác.
Vậy
nếu kiềm chế hạnh phúc, thì cuộc đời này còn đáng sống không?
Có
rất nhiều niềm vui cao cả của nội tâm đạo đức và thanh tịnh. Có thể chia ra 4
loại hạnh phúc:
Hạnh
phúc của khoái lạc bản thân: dù đem lại cảm giác rất thích thú, nhưng chứa đầy
ích kỷ, nên xao động bất an.
Hạnh
phúc khi đem đến niềm vui cho người khác: cao thượng hơn, dù giúp người khác,
nhưng vẫn tiềm tàng trong tâm một sự ích kỷ, đề cao bản thân, nên hạnh phúc
cũng còn xao động.
Hạnh
phúc của trí tuệ khi gặp một đạo lý hay: vẫn có xao động.
Hạnh
phúc của Thiền định: không hề xao động.
Đạo
lý của Đông phương hướng con người ta kiềm chế hạnh phúc của khoái lạc, đi tìm
hạnh phúc trong sự giúp đỡ người khác, tìm vui trong đạo lý và thiền định.
Con
người phải biết duy trì lương tâm, trí tuệ biết phân biệt thiện ác bằng nỗ lực
của bản thân và học hỏi đạo lý.
Cũng
không nên chủ quan khi cho rằng mình biết đạo lý mà khởi tâm kiêu mạn.
Đau
khổ là do lòng người thù hận, ghét bỏ nhau, nếu có vị tha xuất hiện, thì đó
chính là những giọt thương yêu tưới xuống cuộc đời – sa mạc khổ đau.
Một
giọt yêu thương sẽ lọt thỏm giữa lòng sa mạc, nhưng nhiều giọt yêu thương sẽ
làm nảy nở những mầm xanh, chuyển hóa sa mạc.
Chúng
ta cầu mong như thế! Mỗi chúng ta hãy có những hành động làm đẹp cuộc đời, ta
sẽ có được tâm lý an vui trong hiện tại, làm cho tình người với người thêm đẹp,
và một quả báo lành chờ đợi ở tương lai...
Nguồn tin: theo chungta.com
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự