Ðể
hòa hợp với lễ giáo dân tộc hoặc phong tục xã hội, gia đình Phật tử có thể tổ
chức hai lễ: một lễ tại nhà riêng với những thủ tục phải làm tại trụ sở hành
chánh cùng sự tham dự của tất cả những người thân hay liên hệ, một lễ khác tại
chùa hoặc tại hội quán với sự chứng minh của các thầy và các đạo hữu.
Trong
trường hợp muốn giản dị hóa nghi lễ thì phần đầu có thể làm nhẹ đi và phần thứ
hai là phần chính. Trong phần nghi lễ tại chùa hay hội quán, nếu hai vợ chồng
chưa chính thức quy y "ba ngôi báu" và chưa hứa nguyện giữ gìn năm điều
tu học thì sẽ được thầy chủ lễ, trước hết là truyền ba quy y và năm điều tu
học.
Kế đó là được thầy khuyên nhủ bằng cách đọc và giảng những điều dạy của
đức Phật về bổn phận của chồng đối với vợ, vợ đối với chồng, cha mẹ đối với con
cái... (nếu cần trích dẫn phần quan trọng trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt
(Sigalovâda) Trường bộ kinh số 31).
Thầy chủ lễ cũng nên giảng ý nghĩa của
chiếc nhẫn mà người chồng đeo cho vợ và vợ đeo cho chồng là biểu trưng của hạnh
phúc gia đình trong sự nhẫn nhục tha thứ, hiểu biết và thông cảm cho nhau. Cuối
cùng, một buổi trà đạo có thể được tổ chức ở phòng khách của chùa hay hội quán.
Theo
đạo Phật, lễ cưới là một lễ rất long trọng của hai người khác phái muốn làm bạn
với nhau để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì thế cốt yếu của lễ cưới là làm sao
cho vợ chồng mới hiểu biết bổn phận đối với nhau, nghệ thuật sống chung với
nhau và nhất là hứa nguyện thương yêu chân thành, đối xử bình đẳng và sẵn sàng
giúp nhau tiến bộ trong cuộc sống an lành, cao đẹp và hy sinh cho con cháu về
sau.
Gia đình Phật tử phải hiểu và tổ chức lễ cưới cho con cháu trong ý nghĩa
ấy. Ðiều nên tránh là không nên phỏng theo ý nghĩa và hình thức nghi lễ của các
tôn giáo khác mà nội dung giáo lý về hôn nhân khác hẳn đạo Phật. Và cũng nên
giảm bớt hình thức ồn ào, nghi lễ nặng nề và nhất là không nên xa xỉ, mê tín.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự