Ðáp:
Qua câu hỏi của Phật tử, gồm có ba vấn đề nhỏ mà Phật tử thắc mắc:
Phật
tử thường lần chuỗi niệm Phật, nhưng khi đụng chuyện thì tâm Phật tử vẫn động,
buồn phiền không vui.
Phật
tử không dám đến những nơi có đông người.
Qua
ba điều thắc mắc trên, chúng tôi xin được lần lượt giải đáp góp thêm chút ý
kiến qua từng vấn đề một như sau:
Vấn
đề thứ nhứt, Phật tử lần chuỗi niệm Phật, đó là việc rất tốt. Tôi hết lòng tán
dương tùy hỷ việc làm nầy của Phật tử. Tuy nhiên, như Phật tử nói, lần chuỗi
niệm Phật, nhưng khi đụng chuyện tâm vẫn bị động, buồn phiền không vui. Ðiều
nầy, không phải chỉ riêng Phật tử có, mà đây là tâm bệnh chung của tất cả mọi
người.
Bởi vì, mặc dù chúng ta tu, nhưng phiền não nghiệp chướng của chúng ta
vẫn còn đầy ắp nặng trĩu nên khi đối cảnh xúc duyên, nhất là gặp nghịch cảnh,
thì phiền não rất dễ phát sanh. Tùy theo sức huân tu của mỗi người mà cường độ
của những thứ phiền não sanh khởi nặng nhẹ có khác nhau.
Nếu như người có nội
lực huân tu khá, thì những thứ phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến,
mừng, sợ, thương, vui, buồn, ghét, muốn v.v… nó phát khởi hiện tướng nhẹ và vi
tế hơn. Nghĩa là không đến nỗi thô bạo độc ác gây tổn hại cho người và vật.
Ngược lại, nếu người vụng tu, thì các thứ phiền não sanh khởi rất mạnh bạo thô
trọng.
Phiền
não, theo các nhà Duy Thức phân chia, thì nó có rất nhiều thứ. Nhưng tựu trung
không ngoài hai thứ: “căn bản phiền não và tùy phiền não”. Về phần căn bản
phiền não, thì nó có sáu thứ ( tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến ).
Những thứ
nầy có gốc rễ của nó rất sâu dày thật khó trừ khó đoạn. Còn tùy phiền não tuy
nó nhẹ hơn, nhưng cũng không phải dễ trừ. Buồn phiền không vui nó thuộc về tùy
phiền não. Nói tùy là vì những thứ phiền não (gồm có 20 thứ: phẩn, hận, phú,
não, tật, xan, cuống, siễm, hại, kiêu, vô tàm, vô úy, trạo cử, hôn trầm, bất
tín, giải đãi, tán loạn, thất niệm, phóng dật, bất chánh tri ) nầy, chúng nương
vào những phiền não căn bản mà có ra. Như cành lá của cây là do từ gốc rễ thân
cây mà có.
Những
thứ phiền não nầy nó luôn khuấy động tâm ta không lúc nào yên. Không phải đợi
đến khi đụng chuyện như Phật tử nói mà nó mới sanh khởi. Có khi đang lúc ngồi
tỉnh tọa tham thiền hay niệm Phật, thì nó vẫn sanh khởi đều đều. Nếu là người
thiết thiệt nhiếp tâm niệm Phật khá, thì những tạp niệm phiền não khó phát
khởi, nếu có thì cũng ít và rất yếu. Ðiều quan trọng là chúng ta phải thường
xuyên giữ gìn chánh niệm. Khi có chánh niệm, thì chúng ta rất dễ nhận diện khi
chúng phát sanh.
Do
đó, Phật dạy người tu chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức. Có hằng tỉnh thức, thì
lũ phiền não không làm gì được ta. Việc sanh khởi là việc của chúng, việc sáng
suốt nhận diện chuyển hóa chúng là việc của chúng ta.
Ðược thế, thì chúng ta
không phải lo sợ phiền não dấy khởi, mà chỉ sợ chúng ta giác ngộ chậm, không
kịp thời nhận diện ra chúng nó thôi. Nếu khi chúng ta nhận diện rõ bộ mặt thật
của chúng rồi, thì chúng sẽ tan biến ngay, vì bản chất của chúng là giả dối
không thật. Do đó, chúng không làm gì được ta. Ngược lại, nếu chúng ta theo
chúng để làm nô lệ cho chúng sai sử, từ đó mới có nói năng, hành động tạo thành
ác nghiệp. Một khi đã tạo thành nghiệp ác rồi, thì khó tránh khỏi sa đọa thọ
khổ.
Niệm
Phật cũng là một phương pháp đối trị vọng tưởng phiền não. Nhờ niệm Phật miên
mật mà phiền não sẽ tiêu mòn dần, cho đến khi nào chúng không còn nữa, thì đó
là hành giả đã đạt được nhứt tâm bất loạn rồi. Ðó là mục đích tối hậu của pháp
môn niệm Phật, mà trong Kinh A Di Ðà đã nói.
Vậy Phật tử cố gắng niệm Phật cho được sâu dày miên mật, thì khi đó phiền não sẽ không còn có cơ hội khuấy rầy làm khổ đau Phật tử nữa. Như thế, thì Phật tử sẽ được an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại và mai sau.
2. Vấn đề thứ hai là Phật tử không dám đến chỗ đông người. Ðiều nầy, tôi rất
tán đồng với Phật tử. Không phải vì sợ mọi người mà chúng ta không đến. Trong
lúc chúng ta đang tập tu thì cần phải tránh bớt ngoại duyên, đó là điều rất
tốt.
Xưa nay, chư Tôn thiền đức trong thiền môn cũng đã từng làm và khuyên ta
như thế. Vì có tránh chỗ đông người nhộn nhịp phiền toái, phức tạp, thì tâm của
chúng ta mới dễ tập trung thiền quán hoặc niệm Phật tương đối được yên
tịnh hơn.
Vì chúng ta chưa được: “Tùy kỳ tâm tịnh, tức Phật độ tịnh”. Nếu như
tâm mình đã được thanh tịnh rồi, thì cảnh nào đối với chúng ta mà chẳng thanh
tịnh. Nếu chưa được như vậy, thì Phật Tổ khuyên chúng ta nên tránh bớt duyên trần
để nhiếp tâm niệm Phật.
Bởi
tâm của chúng ta giống như con khỉ, con vượn, con ngựa rất dễ chuyền nhảy rong
ruổi phan duyên theo trần cảnh. Người biết chăm lo tu hành, thì tránh cảnh
duyên nhiều chừng nào thì càng tốt cho mình nhiều chừng nấy. Vì từ xưa tới nay,
tâm và cảnh không lúc nào rời nhau. Chính vì không rời nhau, nên hễ cảnh
mà xao động, thì tâm ta cũng lộn xộn loạn động không an. Cho nên người chân tu
là người luôn nhìn kỹ quán chiếu lại mình để lo hàng phục vọng tưởng phiền não.
Khi
nào tâm ta đã khá thuần thục rồi, thì nơi nào cũng tu, cũng niệm Phật được cả.
Nếu ở trong cảnh vắng vẻ mà tâm của chúng ta vẫn còn lăng xăng, lao xao, loạn
động, thì có khác gì chúng ta đang ở trong cảnh phiền toái náo động. Ngược lại,
nếu ở trong cảnh náo động phiền tạp, mà tâm ta vẫn yên tịnh, thì cũng đâu có gì
chướng ngại. Nhưng đây phải là bậc thượng thừa xuất cách mới có thể làm nổi.
Ðối với phàm phu chập chững tập tu như chúng ta, thì việc “đối cảnh vô tâm”
không phải dễ làm đâu! Xin chớ vội bắt chước các ngài mà mang họa hại vào thân.
Trên
bước đường tu tập, không ai biết rõ mình bằng chính mình tự biết lấy mình. Nên
lượng sức mình mà cố gắng tu tập. Người xưa nói: “liệu cơm gấp mấm” là ý nầy.
Ðược thế, thì mới mong có phần nào kết quả tốt đẹp. Nếu như mình còn phiền não
tạp loạn dẫy đầy, thì nên tránh bớt duyên trần để gắng công niệm Phật là thượng
sách nhứt.
3.
Vấn đề thứ ba, tu một mình ở nhà có tiến bộ không? Vấn đề nầy, thật khó trả lời
một cách dứt khoát khẳng quyết. Bởi lẽ, còn tùy theo hoàn cảnh và ý chí cương
quyết tu hành của mỗi người mà sự tiến bộ có khác nhau. Tuy nhiên, theo tôi,
nếu chúng ta không tu thì thôi, mà hễ có tu thì dù ít hay nhiều gì, cũng đều có
tiến bộ cả. Sự tiến bộ đó, còn đánh giá tùy thuộc vào ở nơi tâm tánh và sự hành
trì đúng pháp hay không đúng pháp của mỗi người. Nếu Phật tử tu một mình ở nhà,
thì nó cũng có một vài điều bất tiện lợi:
Thứ
nhứt, là sự sống chung đụng với nhau trong gia đình dễ sanh ra phiền não giận
tức buồn bực. Thứ hai, là không có ai nhắc nhở khuyến tấn mình, khi mình giải
đãi, lầm lỗi. Thứ ba, trong lúc mình niệm Phật mà những thành viên khác trong
gia đình thiếu thông cảm, hiểu biết, không biểu đồng tình với mình, thì cũng dễ
gây ra trở ngại khó khăn cho sự nhiếp tâm niệm Phật của mình.
Vì tâm mình cũng
dễ bị dao động theo, nếu mình không khéo chế ngự phiền não, thì cũng dễ bị rạn
nứt sứt mẻ tình thân thuộc trong gia đình. Ðó là những khuyết điểm của
việc tu ở nhà. Bởi cảnh nhà không làm sao tránh khỏi sự chung đụng với người
khác.
Ngược lại, nếu Phật tử cùng tu chung với đại chúng trong một đạo tràng, thì
được cái lợi là có thầy bạn đồng hành, khuyến tấn thức nhắc lẫn nhau và nhứt là
có những thời khóa tu học nhứt định, để mình noi theo tinh tấn hành trì. Vì đó
là môi trường tốt rất thuận lợi để mình thực tập. Có các bạn đồng hành, đồng tu
nên dễ khích lệ mình hơn. Người xưa nói: “ăn cơm có canh, tu hành có bạn” là
thế.
Như
thế, dù mình có muốn giải đãi cũng không thể được. Tu trong một tập thể, nhờ có
những con mắt của tăng thân soi sáng, giúp cho mình nhiều thăng tiến hơn. Tuy
nhiên, nếu tu ở nhà một mình, mà mình nắm vững được pháp môn tu, đúng theo lời
Phật Tổ chỉ dạy, và khéo sắp xếp thời khóa, hoàn cảnh thích nghi, đồng thời có
sự nỗ lực quyết tâm, thì tôi nghĩ, Phật tử cũng có thể tu tập đạt được kết quả
tốt đẹp rất cao.
Tóm
lại, việc tu ở nhà một mình, tùy theo hoàn cảnh và trình độ thâm hiểu giáo lý
của Phật tử, mà ứng dụng đúng pháp, thì cũng sẽ được tiến bộ lợi ích lớn. Bằng
trái lại, thì tôi khuyên Phật tử nên tìm đến các đạo tràng tu học sinh hoạt
cùng với đại chúng, thì sẽ được thăng tiến tốt đẹp nhiều hơn.
Nguồn tin: Quang Minh Buddhist
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự