Ðáp:
Theo tôi, điều nầy dĩ nhiên là có lỗi rồi. Lỗi ở đây không phải là lỗi ở
nơi tay lần chuỗi mà lỗi ở nơi phân tâm. Khi nghe pháp, thì ta nên tập trung
tâm ý vào những gì mà vị giảng sư đang thuyết giảng trình bày.
Nếu như vừa nghe
mà vừa lần chuỗi, như vậy tâm nào theo dõi để nghe và tâm nào để vào việc niệm
Phật lần chuỗi? Nếu như chỉ lần chuỗi cho có lệ không cần niệm Phật, thì đó là
mắc phải cái lỗi chỉ biết lần chuỗi theo thói quen thôi, kỳ thật không có tha
thiết chú tâm vào việc niệm Phật chi cả.
Như thế, đủ chứng minh rằng, vị đó chỉ
thích lần chuỗi cho những hạt chuỗi của mình mau được bóng láng cho đẹp, để
khoe với thiên hạ là mình chuyên niệm Phật nhiều nên chuỗi mình mới láng bóng
như vậy. Đây là mắc phải cái lỗi cầu danh tướng.
Lỗi
thứ hai, là khi lần chuỗi, tất nhiên là mình sẽ gây tiếng động, dù chỉ là tiếng
động rất nhỏ cũng làm cho người ngồi kế bên họ bị phân tâm bực mình khó chịu.
Như thế, thì mắc thêm cái tội là làm động tâm niệm của người khác. Nếu những
Phật tử nào đã mắc phải lỗi lầm như thế, thì tôi thành thật khuyên Phật tử nên
chừa bỏ. Vì lần chuỗi là cốt để niệm Phật. Công dụng của xâu chuỗi là như thế.
Đằng nầy, lần chuỗi không phải để nhiếp tâm niệm Phật mà chỉ lần chuỗi theo
thói quen thôi. Đây là điều không thể chấp nhận được. Vì lần chuỗi như thế làm
sao có lợi ích?
Giả
như, khi lần chuỗi mà mình có niệm Phật đi chăng nữa, thì cũng mắc phải cái lỗi
lầm là khinh pháp. Vì hiện tại là giờ nghe pháp chớ đâu phải là giờ lần chuỗi
niệm Phật. Như thế, chứng tỏ rằng, mình không quan tâm gì đến thời pháp thoại
cả. Không quan tâm theo dõi thì thử hỏi làm sao mình có thể lãnh hội lời Phật
Tổ chỉ dạy. Thầy giảng sư là người thay Phật tuyên dương chánh pháp. Thầy chẳng
qua cũng chỉ là trình bày lại những gì mà trong kinh điển đã nói. Nếu như khi
nghe mà không chú tâm, thì mắc phải cái lỗi lớn là xem thường lời Phật Tổ chỉ
dạy.
Lần
chuỗi trong khi nghe pháp là mắc thêm một cái lỗi nữa là lần chuỗi phi thời.
Khi nghe pháp thì lại lần chuỗi, rồi lúc niệm Phật thì lại để tâm thích nghe
chạy theo thinh trần. Việc làm đó được đánh giá là không có ngăn nắp trật tự.
Người làm việc có ngăn nắp, thì giờ nào ra giờ đó. Không thể lộn xộn xà ngầu
được. Hơn nữa, một người mà làm hai việc cùng một lúc, thì người đời thường
nói, đó là kẻ bắt cá hai tay. Rốt lại, chỉ thêm mệt sức chớ không được lợi lạc
gì cả!
Tóm
lại, khi chúng ta làm một việc gì, thì phải để tâm chú ý vào việc đó. Không nên
vừa làm việc nầy lại nghĩ đến việc khác. Như thế, thì sẽ không thể nào có kết
quả tốt đẹp được.
Nguồn tin: Quang Minh Buddhist
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự