Ðáp:
Khi làm một điều gì, thiết nghĩ, người Phật tử chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ
càng qua việc làm đó. Có thế, thì chúng ta mới có thể tránh được những tai hại
bất lợi cho mình trong hiện tại cũng như mai sau.
Như Phật tử đã biết, lạy sám
hối, là một trong nhiều pháp môn Phật dạy. Đã là pháp môn, nếu chúng ta chịu
khó hành trì đúng pháp, tất nhiên là chúng ta sẽ được lợi ích rất lớn. Muốn
thế, trước tiên, chúng ta phải biết qua ý nghĩa của hai chữ sám hối. Và sám hối
như thế nào mới đúng pháp và tiêu tội chướng? Đó là những vấn đề mà chúng ta
cần phải tìm hiểu.
Sám
nguyên tiếng Phạn là Samma, Trung Hoa dịch là hối hóa. Còn chữ hối là Hán ngữ,
ghép hai từ ngữ Phạn và Hán lại thành hai chữ sám hối. Sám nghĩa là ăn năn lỗi
trước, còn hối là chừa bỏ lỗi sau. Nói gọn là ăn năn chừa lỗi. Hồng danh sám
hối là một trong bốn cách sám hối. Để Phật tử hiểu rõ hơn, tôi xin dẫn trong
Kinh thường nêu ra có bốn cách sám hối như sau:
1.
Tác pháp sám hối.
2. Thủ tướng sám hối.
3. Hồng danh sám hối.
4. Vô sanh sám hối.
1 Tác pháp sám hối:
Đây
là pháp sám hối thuộc phần sự tướng. Nghĩa là phải có lập giới đàn và cung
thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh. Người nào tự thấy mình có tội lỗi, thì ra
trước đại chúng hoặc một vị thầy có đầy đủ giới đức để tự phát lồ bày tỏ những
lỗi lầm mà mình đã phạm phải.
Phải bày tỏ một cách chí thành và hết lòng thành
khẩn ăn năn hối hận những lỗi lầm mình đã gây ra. Đồng thời phải phát nguyện từ
nay trở đi mình sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như
vậy, khi giới thể được thanh tịnh tức là hết tội.
2 Thủ tướng sám hối:
Pháp
nầy cũng thuộc về phần sự tướng, nhưng khó hơn pháp trước. Pháp sám hối nầy chỉ
dành cho những người có trình độ cao, hoặc không có chư Tăng Ni thanh tịnh
chứng minh. Đây là pháp sám hối thuộc về quán tưởng và khi sám hối đương sự
phải đến trước tượng Phật hay Bồ tát thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi
đã phạm và nguyện ăn năn chừa bỏ. Cứ thật hành như thế cho đến khi nào thấy được
hảo tướng như: thấy hào quang hay hoa sen báu, thấy Phật, Bồ tát xoa đầu v.v…
thì mới thôi.
3 Hồng danh sám hối:
Pháp
sám hối nầy cũng thuộc về sự tướng do ngài Bất động pháp sư đời Tống bên Trung
Hoa soạn ra. Đây là pháp lạy 108 lạy, mà quý Phật tử thường lạy ở chùa hoặc ở
nhà. Pháp lạy sám hối nầy, đối với người trọng tuổi già yếu như Phật tử thì
không mấy thích hợp cho lắm. Tuy nhiên, đối với những ai mạnh khỏe, thì pháp
lạy sám hối nầy rất có lợi, vì vừa tiêu trừ tội chướng mà cũng vừa có thêm sức
khỏe. Nhưng muốn tiêu trừ phiền não tội chướng, thì hành giả khi lễ bái phải
chí thành kính lễ.
Trong
mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, nguyện trước tiên là “lễ kính chư Phật”.
Tuy hình thức lễ bái đơn giản, nhưng có hiệu quả rất cao là diệt trừ được động
cơ tạo nghiệp và hai thứ phiền não gốc. Vì khi hành giả lễ bái, thì động cơ tạo
nghiệp của thân bị đình chỉ. Đồng thời khi lễ lạy, thì hành giả dẹp trừ được tâm
ngã mạn cống cao và hướng về Phật với lòng tin vững chắc không còn nghi ngờ.
Như
vậy, là phá trừ được hai thứ phiền não gốc “mạn” và “nghi”. Nên nói lạy Phật có
phước là ở chỗ đó. Và khi thân lạy, miệng thì xướng danh hiệu Phật, thế là khẩu
nghiệp được thanh tịnh. Khi khen Phật đó là chánh kiến, tất nhiên tà kiến không
có. Và trong khi lễ lạy, thì tâm ý nương vào câu hiệu Phật, thế là tâm ý được thanh
tịnh.
Chỉ một hành động lạy Phật đơn giản như thế mà dứt trừ được ba nghiệp tạo
tội của thân, miệng, ý. Vì thế, nên nói lạy Phật sám hối sẽ được tiêu trừ tội
chướng. Tuy nhiên, trong trường hợp của Phật tử vì trọng tuổi yếu đuối, không
thể đứng lên lạy xuống được. Theo tôi, tốt hơn hết là Phật tử chỉ cần chí thành
niệm Phật thì cũng được tiêu trừ tội chướng.
Phật tử nên biết, giáo pháp Phật
dạy có vô lượng pháp môn, tùy theo căn cơ, tuổi tác, và sức khỏe của mỗi người
mà có thể ứng dụng hành trì cho thích hợp. Nếu thật hành đúng pháp theo lời
Phật Tổ dạy, thì tất cả cũng đều được lợi ích. Về cách lễ Phật, ngoài Sự lễ ra,
còn có Lý lễ nữa. Về Lý lễ, trong kinh thường nêu ra có bốn cách:
Phát
trí thanh tịnh lễ.
Biến
nhập pháp giới lễ.
Chánh
quán lễ.
Thật
tướng bình đẳng lễ.
4 Vô sanh sám hối:
Pháp
sám hối nầy thuộc về lý sám hối. Phải là bậc thượng căn mới có thể thật hành
nổi. Có hai cách quán: “quán tâm vô sanh và quán pháp vô sanh”. Vì bản tâm của
chúng ta thường hằng vắng lặng sáng suốt, bất sanh bất diệt. Tội có ra là do
tâm tạo. Đó là tâm vọng tưởng. Do bất giác khởi vọng tạo nghiệp.
Tâm nầy không thật
có. Tâm đã không thật, thì tội làm sao có thật được? Vì tội do tâm sanh, mà tâm
vốn không sanh, thì tội cũng không có. Đó là tánh tội vốn không. Hằng sống với
thể tánh nầy, thì mọi tội lỗi sẽ không còn.
Thí như bóng tối dù trải qua hằng
triệu tỷ năm, nhưng khi có ánh sáng của ngọn đèn chiếu vào, thì bóng tối kia sẽ
tan biến ngay. Vì thể của bóng tối vốn không thật. Nên kinh nói:
Tội
tùng tâm khởi, tùng tâm sám.
Tâm nhược diệt thời, tội diệt vong.
Tội vong tậm diệt lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Nghĩa là :
Tội
từ tâm khởi thì cũng phải từ tâm mà sám. Khi tâm đã thực sự vắng lặng rồi, thì
tội kia cũng không còn. Tội không, tâm lặng, cả hai đều không thật có, được
vậy, mới thật là chơn sám hối. Đến đây, thì không còn gì phải bàn luận là tội
hay không tội. Vì đã vượt ngoài hai phạm trù đối đãi nhị nguyên : « bặt dứt chủ
thể và khách thể ». Đó là hình ảnh của một con người siêu việt hiên ngang tự
tại qua lại trong bầu trời tự do giải thoát.
Bốn
cách lễ trên đều thuộc về lý, nên rất khó cho hành giả thật hành. Tuy nhiên,
nếu ai thật hành được, thì lợi ích không thể nghĩ bàn.
Nguồn tin: TK Thich Phuoc Thai
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự