Chỉ với một chiếc dùi đục,
một thanh gỗ nhỏ, các vị thuốc Bắc đi kèm, kết hợp với các phương pháp nắn bóp,
vận động khá đặc biệt khác suốt mấy chục năm đã chữa cho hàng trăm ca bị mắc
những bệnh liên quan đến xương. Chúng tôi đã tìm về tận nhà ông.
Phương pháp chữa bệnh hiếm có
Mới đứng ngoài ngõ, nghe tiếng gõ chan chát vọng ra từ ngôi nhà hai tầng, tường
vôi chưa trát, nhiều người chắc sẽ lầm tưởng nhà ông... làm mộc. Nhưng thật
kinh ngạc đó lại là nhà của một thầy lang. Tiếng gõ trên là do thầy đang...
chữa bệnh. Vậy nhưng khi chúng tôi hỏi những người bệnh tới đây về phương pháp
chữa bệnh “độc đáo” này của gia đình ông Sơn thì được biết, mặc dù phương pháp
này mới đầu khiến nhiều bệnh nhân hơi “hoảng”, đau đớn nhưng sau đó là thoải
mái, dễ chịu.
Ngoài khả năng chữa bệnh, ông Sơn cũng là người rất vui tính
Một bệnh nhân bị gãy tay đang được điều trị bằng cách...đào gốc chuối
Mô tả ảnh. Hầu hết người gãy tay, chân tới nhà ông Sơn chữa bệnh đều phải nâng gạch như thế này.
Dù đau, sợ nhưng chưa có bệnh nhân nào được ông chạy chữa phàn nàn hay bức xúc gì về phương pháp chữa bệnh của ông.
Ông Phạm Văn Bền, Cán bộ chi cục thuế huyện Đan Phượng, Hà Nội bị gãy
xương bả vai hồi cuối năm 2008 chỉ sau 2 lần bó thuốc của ông Sơn đã có thể vận
động cánh tay bình thường.
Bà Trần Thị Mỹ, 60 tuổi thôn
Yên Thư, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc bị ngã, gãy tay đã được hơn 2
tuần. Được người trong làng giới thiệu, bà cho con “điều” ngay mình tới nhà ông
Sơn. Khi chúng tôi có mặt cũng là lần thứ ba bà tới nhà ông Sơn để thay vết
thuốc bó.
Cũng như lần thứ nhất, sau
khi gỡ vết bó, kiểm tra chỗ gãy trên tay, việc đầu tiên ông Sơn làm là nắn tay.
Tiếp đó, ông Sơn yêu cầu bà ra ngoài... nâng gạch. Đã rất đau tay sau màn nắn
bóp ban đầu, bà Mỹ nhăn nhó: “Thôi ông ơi, ông cho con xin”. Đáp lại cái nhìn
thiểu não, giọng ông vẫn cứ cười đùa, vừa trêu vừa “nắn gân” con bệnh: “Muốn
tay đẹp, tay thẳng thì phải nâng. Xong, một là bà chọn cuốc đất hai là đào gốc
chuối cho tôi”.
Nhìn xô gạch gần 20 viên, mỗi
viên trung bình nặng 2,2kg đầy ụ, tôi không khỏi ái ngại cho đôi tay của bà.
Vậy mà liền một lúc bà nâng lên, hạ xuống xô gạch ba lần. Lại nghỉ ngơi, lại
nắn bóp, lại cười đùa. Đến màn cuốc đất, bà Mỹ nhăn nhó: “Cho con đào gốc
chuối, chứ sức con không quen làm ruộng, cuốc đất mệt lắm. Chịu không nổi”. Vẫn
còn hơi đau, bà Mỹ đón cây xà beng từ ông, mang ra sau nhà chỗ có mấy bụi
chuối, thừa “lệnh” ông đào mấy gốc chuối nhỏ.
Sau khi thực hiện xong những yêu cầu của thầy thuốc, bà Mỹ cho biết: “Con tôi
học bên Pháp, biết mẹ gãy tay lại phải làm mấy việc này thương mẹ, nó khuyên
sao không tới bệnh viện. Nhưng phải thú thật là cách ông Sơn chữa có đau, sợ
lắm song nhanh khỏi. Làm xong thấy dễ chịu ngay”. Ông Sơn khẳng định: “Chỉ sau
lá bó này là chỗ gãy tay của bà khỏi hoàn toàn”. Công việc cuối cùng bà Mỹ phải
làm là đạp xe đạp mấy vòng quanh ngõ.
Theo ông Sơn, chữa bệnh về
xương khó nhất là với những người già, xương yếu, loãng xương, những vết thương
xương lồi ra ngoài, gãy xương chậu. Do đó, ngoài chạy chữa, ông vẫn thường
xuyên có những bài tập phục hồi chức năng cho người bệnh.
Chữa bệnh làm phúc
Bà Lê Thị Chung, 61 tuổi vợ ông Sơn cho biết nghề này đã duy trì đến 4 đời
tính từ cụ ông Sơn, bố ông Sơn, ông và các con trai của ông. Tất cả chỉ là cha
truyền con nối chứ họ chưa qua trường lớp đào tạo nào.
Bệnh nhân gãy tay và chân sau khi đã được nắn bóp, tùy sức khỏe mà ông cho nâng tạ, nâng gạch hay cuốc đất. Tất cả những vết bó bằng bột trước đây đều được tháo ra. Sau đó ông dùng các vị thuốc Bắc đắp lên chỗ đau và nẹp tre cố định vết thương. Cứ sau một tuần người bệnh lại được ông thực hiện tuần tự các bước trên. Vết bó nhỏ rất mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông nên khiến người bệnh khá thoải mái, không gò bó như bó bột.
Ông Nguyễn Văn Hùng, người thôn Phú Thịnh, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, Thái
Nguyên đang dẫn người quen đến đây chữa bệnh. Ông cho biết, từ ngày người em họ
tên Dân của mình được cậu con trai thứ ba của ông Sơn chữa khỏi không nhớ đã
bao lần ông hết đưa người nhà rồi lại giới thiệu cho bạn bè, hàng xóm bị gãy
tay, gãy chân, giãn dây chằng tìm đến nhà ông Sơn chữa chạy.
Ông Hùng nhớ lại: “Cậu em tôi
bị trục bánh xe tải xoáy vào chân khiến chân và xương bàn chân gãy khá nặng.
Sau khi sơ cứu, chúng tôi chuyển em vào BV Việt Đức, nằm 1 tuần. Do quá tải nên
BV cho về điều trị tại BV 91 Quân đội của huyện Phù Yên, Thái Nguyên. Nằm điều
trị 17 ngày, các bác sĩ ở đây nói chúng tôi đưa em xuống chụp X-quang lại vết
thương. Khi xem phim chụp xong, mấy bác sĩ ở đây đều lắc đầu, không thể cứu
được bên chân của anh Dân. May mắn, tôi được một người quen giới thiệu tới nhà ông
Sơn. Thế là chỉ có nắn bóp và 4 miếng thuốc đắp cậu em tôi đã đi lại được bình
thường. Gia đình tôi mừng rơi nước mắt”.
Ông Sơn cho biết đã từng chữa khỏi nhiều trường hợp nặng hơn. Cá biệt trường
hợp ông Nguyễn Văn Hồi, 76 tuổi, thôn Địch Trung, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng,
Hà Nội đã được ông Sơn chữa khỏi cách đây 5 năm. Ông bị ngã gãy xương hông khi
rơi từ trên mái nhà xuống lúc đang làm nhà.
Khi đó bệnh viện đã cho biết
là không thể tiến hành bó bột được nữa. Ông Hồi thậm chí đã gọi con cháu về
chuẩn bị làm ma chay vì vết thương khá nặng. Sau 2 tuần ông Sơn được mời sang
chữa. Với chỉ 4 miếng bó trong 4 tuần, vết thương của ông Hồi đã khỏi. Giờ ông
vẫn khỏe mạnh, ngày ngày vẫn làm bạn với đàn bồ câu của nhà nuôi và chăm sóc
các cháu giúp con. Thỉnh thoảng ông Sơn có việc vẫn qua lại với ông.
Cũng ở thôn này còn có trường
hợp gãy xương hông của bà Xỏa, bà Tép; anh
Bình thường một lần bó một miếng chỉ vài chục, nặng lắm thì 200 ngàn, người trong làng xóm, người nghèo khó ông không lấy tiền. Nhiều khi đang đêm có người bị gãy tay, gãy chân ở xa gọi đến ông lại vội vàng dắt xe đi tới đó ngay.
Từ khi chữa bệnh tới nay, suốt mấy chục năm, ít khi ông Sơn dùng sổ ghi chép
lại tên tuổi, địa chỉ của người bệnh. Song có lẽ, cứ sơ sơ mỗi ngày đến gần 20
chục người tới chạy chữa thế này, ông chắc mẩm “danh sách ấy phải đóng thành
tập dày đến vài trăm trang.
Họ từ khắp nơi như Hà Giang,
Lai Châu, Sơn La rồi Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hải Phòng.
Nhiều người trong Nam tận TP.HCM, Bình Dương, Gia Lai, Phú Yên hay tin ông cũng
đi tàu xe, đi máy bay ra để chữa chạy”.
Đông nhất vẫn là địa bàn Vĩnh Phúc, khu vực Sóc Sơn, Hà Nội, Hà Tây (cũ). Những
trường hợp ông điều trị phổ biến nhất vẫn là gãy tay, gãy chân, gãy xương cổ,
xương đùi. Ông Sơn khẳng định: “Đối với trường hợp bị gãy cổ xương đùi tôi chữa
nhiều nhất chỉ 1 tháng là khỏi trong khi bệnh viện mất nhiều năm, vừa tốn kém
mà hiệu quả chưa chắc đã như mong đợi”.
Cơ quan y tế chưa có kết luận
Ngày 4/11, Phòng Y tế huyện
Mê Linh (Hà Nội) đã có buổi làm việc trực tiếp và khẳng định:
Cách chữa bệnh của ông Nguyễn
Văn Sơn do cha ông truyền lại. Tuy nhiên, đến thời điểm đoàn kiểm tra làm việc
thì ông Nguyễn Văn Sơn hành nghề không có bằng cấp chuyên môn về Y, không có
chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y tế cấp.
Bài thuốc của gia đình ông Sơn chưa được các cấp có thẩm quyền thẩm định và
công nhận là bài thuốc gia truyền.
Đoàn kiểm tra yêu cầu ông
Nguyễn Văn Sơn tạm dừng việc chữa bệnh theo phương pháp trên, đến Sở Y tế Hà
Nội để được hướng dẫn làm các thủ tục công nhận bài thuốc gia truyền (nếu đủ điều
kiện) và cấp giấy phép hành nghề.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự