Nhà sư mê... chuyện họ

Thứ hai - 11/05/2009 09:00
Một nhà sư (trụ trì chùa An Phước ở ấp 4, An Bình Tây, huyện Ba Tri, Bến Tre) tốt nghiệp Đại học Phật học, khước từ chỗ đứng đã được sắp xếp ở chốn thị thành tiện nghi, trở về vùng quê cơ cực nơi mình sinh thành để thực hành ý nguyện hỗ trợ cho con em nhà nghèo theo đuổi sự học. Đó là đại đức Thích Thiện Sanh. Hỏi cơ duyên nào chùa lấy việc chăm lo học hành cho học sinh nghèo thành một hoạt động Phật sự, Sư cho biết: Là người tu hành thì không một nỗi khổ nào của chúng sanh mình không chia sẻ.

Duyên do mình tập trung lo cho chuyện học sinh nghèo, một phần từ thực tế địa phương, phần từ một nỗi ám ảnh thuở ấu thời... Sư sinh ra trong một gia đình, cha mất sớm, mẹ vất vả vẫn túng thiếu, Sư phải chịu cảnh thất học từ nhỏ. Sau, theo cậu đi tu tại một ngôi chùa ở Sài Gòn, lắm lúc không tránh khỏi tủi thân về học vấn của mình. May nhờ có một phật tử thông cảm, hết lòng cưu mang cho chuyện học hành. Học được chữ cùng với học được đạo, lẽ ra Sư có thể ở lại thị thành theo sắp xếp của giáo hội.

Song, nhớ ơn người cùng với nỗi cám cảnh nhiều đứa trẻ quê phải chịu cảnh thất học như mình đã từng, Sư phát tâm quay về nơi mình sinh ra, lấy việc góp phần chăm lo cho trẻ em nghèo có điều kiện học hành làm một trong những điều trau dồi đạo hạnh cho mình. 

Vì lẽ đó Sư quyết chí gắn bó với chùa An Phước ngay khi chùa còn bỏ hoang. Nay sau hơn 10 năm khôi phục rồi mà chùa vẫn có vẻ ngoài đơn sơ, mộc mạc không nguy nga, bề thế như nhiều chùa thường thấy. Có người trách, cơ ngơi của chùa xuống cấp đã nhiều nhưng dường như Sư thiếu chú tâm trùng tu, tôn tạo. Sư cười độ lượng: Việc đạo không cốt hình thức mà cốt ở tâm, nặng về vật chất khác gì đang đi trên đường tu tập vấp phải gốc cây, vật cản, khó bề tinh tấn. Sư cũng biết, mỗi năm phật tử cống hiến cho chùa trên dưới trăm triệu đồng, không khó để sửa chùa. Nhưng chỉ lo sửa chùa mà thờ ơ với khổ ải của chúng sanh thì có hợp đạo?

Bởi vậy Sư kiên trì thuyết phục đồng đạo dành phần lớn khoản tiền do bá tánh cống hiến cho việc cứu khổ cứu nạn ở đời. Như cưu mang nuôi mua gạo đi cứu trợ các gia đình dưỡng thường trực 8 cụ già neo đơn, túng đói, trợ cấp học bổng và trao tặng áo quần, dụng cụ học tập cho các học sinh nghèo... Số tiền chi cho những việc như vậy trong năm 2006 đều trên 100 triệu đồng. năm tiếp theo đã trên 69 triệu đồng và mỗi

Riêng cái khoản chăm lo cho học trò nghèo ở trọ tại chùa để theo học các vào lắm công phu, vất vả. Trước khi trường THPT tại trung tâm huyện thì năm học mới, Sư phải thông báo đến các xã vùng sâu tinh thần và điều kiện tiếp nhận của chùa để cha mẹ tự nguyện xin gửi con em mình vào. Sau đó phải đi xác minh xem cha mẹ em nào thực sự chí thú làm ăn Rồi phải sắp đặt, quản lý các em ở chùa.

Đâu chỉ quyết định nhận. mới cái chuyện cho ăn ở miễn phí là xong, còn phải theo dõi, kiểm tra việc học tập có nghiêm túc, hạnh kiểm có tiến bộ không. Chùa không buộc các em ăn chay nên dành cho các em một bếp riêng, nhưng nội quy cho các em rất chặt chẽ mà theo Sư là “kỷ luật không thua gì quân đội”. Chẳng hạn quy định: không nói tục, chửi thề; không nói chuyện yêu đương trong hình vi phạm sẽ chịu chùa; không viết thư và đi chat... Em nào thấp nhất là “xin lỗi trước đại chúng” và cao nhất là “phải tự phạt, rời khỏi chùa”... 

Bằng cách ấy, mỗi năm chùa tiếp nhận chừng trên dưới 30 em đến trọ học. Như năm rồi 35 em và năm nay cũng con số tương đương. Nhưng với con số đó thôi đã phải lo toan khá vất vả. Chùa nhỏ, cơ ngơi và diện tích hạn hẹp, phải nhờ sự đóng góp của bá tánh để cơi nới ra thêm phòng chi phí thường xuyên cho sinh ốc mới tạm thời có đủ chỗ trọ. Rồi còn ước tính bình quân mỗi tháng không dưới 5 triệu đồng hoạt của các em, mà chùa đâu phải lúc nào cũng sẵn tiền nên chuyện mua chịu ở chợ là chuyện thường.

“Cũng may người ta thương tình mà cho chịu” - Sư cười “Nhưng dù vất vả đến đâu cũng cảm nhận được niềm thoải mái rồi tiếp - vui khi trong mấy năm qua chùa đã góp phần đưa 23 em từng trọ ở đây đến chỗ thành đạt trong học vấn, trong xã hội. 15 em trong đó vẫn thường ghé về thăm và cùng nhau góp cho chùa 3 triệu đồng/tháng để lo tiếp cho lớp đàn em đang trọ hiện tại”.

Nguồn tin: Nguyễn Khoa Chiến (Thanh Niên)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây