Gần
sáng, sau khi dạo phố thỏa thích, cậu học tăng theo lối cũ leo tường vào chùa.
Phần vì trời còn chưa sáng hẳn, phần vì vội vàng sợ bị phát hiện cậu ta đã đặt
chân lên đầu của thầy mình và nhảy xuống đất. Khi biết được sự tình, cậu học
tăng rất hoảng sợ và bối rối.
Nhưng
vẻ mặt của vị sư già không có chút gì giận dữ mà chỉ nói nhỏ nhẹ rằng:
-
“Sáng nay trời lạnh lắm. Con hãy cẩn thận kẻo bị cảm”
Từ
đó về sau, vị học tăng ấy không bao giờ dạo phố nữa.
Câu
chuyện rất ngắn nhưng lại chứa đựng một triết lý sống vô cùng lớn. Ngày xưa,
trong truyền thống giáo dục Phật giáo Nhật Bản, vai trò giáo dục nội viện đóng
vai trò hết sức quan trọng. Các thiền tăng, khi vào tham học ở các tự viện bắt
buộc phải tuân thủ các quy định rất nghiêm ngặt ở đó. Mọi sinh hoạt tu học, ăn
uống, ngủ nghỉ… của họ luôn luôn tuân theo một thời gian biểu nhất định. Trong
hoàn cảnh đó, phần lớn các thiền tăng đều có rất nhiều cơ hội phát triển nhân
cách, đạo đức và giới hạnh giải thoát. Tuy vậy, cũng có một số rất ít các học
tăng cảm thấy nhàm chán đời sống tu viện, thỉnh thoảng muốn ra ngoài dạo chơi.
Trong trường hợp đó, nếu bị phát hiện, vị thiền Tăng có thể bị kỷ luật nghiêm khắc
theo quy định của tự viên, thậm chí bị trục xuất khỏi tu viện và chịu tai tiếng
suốt đời.
Nhưng ở đây, vị thiền tăng này không lâm vào hoàn cảnh như thế, bởi
vì, Sengai- vị sư già trong câu chuyện trên có một phương pháp giáo dục đệ tử
rất đặc biệt. Thay vì la rầy, kỷ luật, Sengai chỉ nhỏ nhẹ nhắc nhở học trò của
mình bằng câu nói hết sức chân tình: “Sáng nay trời lạnh lắm. Con hãy cẩn thận
kẻo bị cảm”. Câu nói tưởng chừng như ngoài lề nhưng lại biểu hiện rất chân thật
và sinh động phong thái của thiền sư. Và chính lời nói đó lại có một năng lực
lớn mạnh, chuyển hóa sâu sắc tâm thức của người học trò. Nhờ đó, vị học trò của
ông trưởng thành rất nhiều trong nhận thức và tu tập.
Từ
đó cho thấy, giáo dục Phật giáo, hay nói cách khác là giáo dục con người giác
ngộ luôn luôn đòi hỏi sự minh triết của bậc chân sư. Trong truyền thống giáo
dục Phật giáo nói chung và thiền tông nói riêng, vai trò của người thầy được
xem như nhân tố quyết định trong việc khai mở tuệ giác của học trò. Nói như thế
hoàn toàn không có nghĩa chúng ta phủ nhận nhân tố giác ngộ tự thân của người
đệ tử mà chỉ hàm ý nhấn mạnh vai trò của người thầy trong việc đưa người học
trò của mình tiến xa hơn trên con đường giác ngộ. Trong văn học thiền, người ta
thường minh họa cho ý nghĩa này bằng hình ảnh rất sinh động. Tại đó, người thầy
được ví như con gà mẹ ấp trứng, người nông phu trồng cây. Người trồng cây phải
biết quán xuyến mọi việc từ cách chọn giống, bón phân cho đến việc xem xét thời
tiết, mùa màng… Gà mẹ ấp trứng luôn luôn biết thời cơ cần thiết để mổ trứng
giúp cho gà con chui mình ra khỏi lớp vỏ, bắt đầu một cuộc sống mới. Người thầy
phải biết căn cơ, duyên nghiệp của người học trò để có phương pháp thích ứng
nhằm khai mở tuệ giác của người đệ tử.
Muốn
làm được điều đó, trước hết người thầy phải có tình thương thực sự đối với học
trò của mình. Điều này tưởng chừng như dễ nhưng thực ra rất khó. Bởi vì để hiểu
hết tinh thần của khái niệm tình thương trong Phật giáo đã là khó, huống chi
trong nhiều trường hợp người ta đã hiểu rõ rồi nhưng chưa chắc đã làm được. Như
vậy, vấn đề không chỉ ở chỗ chúng ta hiểu mà còn là làm sao cho tình thương đó
có mặt thật sự trong đời sống nội viện.
Thứ
hai, người thầy phải khế cơ khế thời. Bởi vì muốn giáo dục có hiệu quả, người
thầy cần phải nắm bắt và hiểu rõ tâm sinh lý và nhu cầu của đệ tử qua từng giai
đoạn khác nhau trong cuộc đời. Từ đó, theo từng cá nhân, từng giai đoạn mà
người thầy có thể chọn lựa những phương pháp hữu hiệu nhất để răn nhắc, dạy
bảo.
Mọi hành vi nhắc nhở, răn dạy của người thầy đối với học trò chỉ hướng đến
một mục đích cao nhất là làm cho đệ tử mình phát triển nhân cách, đạo đức và
tâm thức giác ngộ, giải thoát. Ngoài ra, không còn một mục đích nào khác. Như
vậy suy cho cùng, vấn đề hoàn thiện nhân cách, đạo đức, giải thoát của con
người mới thực sự là mục tiêu của giáo dục Phật giáo nói chung và của từng vị
thầy nói riêng.
Ngày
nay, theo đà phát triển chung của xã hội, Phật giáo đang có những bước chuyển
mình nhanh chóng. Theo đó, nội dung và phương thức giáo dục Phật giáo cũng có
những thay đổi nhất định để bắt nhịp với thời đại. Sự thay đổi này vô hình
trung đã trở thành một trong những nguyên nhân chính làm thay đổi rất lớn đến
đời sống tu tập của người học tăng. Bởi vì, trong khi áp dụng những thành tựu
của nền giáo dục hiện đại, dường như người ta đã không phân biệt rạch ròi giữa
mục tiêu giáo dục thông thường với mục tiêu giáo dục mang tính đặc thù của Phật
giáo. Chính vì vậy, hệ quả của nó, dù muốn hay không vẫn đã và đang xảy ra
trong đời sống thường nhật và trở thành những vấn đề lớn được bàn bạc rất nhiều
trong các cuộc hội thảo lớn của Phật giáo.
Chúng
ta biết rằng, có rất nhiều người đã đề ra các ý kiến khác nhau nhằm khắc phục
tình trạng hiện tại của Phật giáo Việt
Vấn đề cốt lõi nhất vẫn là con
người và mục đích giáo dục. Làm sao chúng ta có thể đòi hỏi một nền giáo dục
nào đó phải như thế này trong khi mục đích ban đầu mà những người đẻ ra nó xác
định lại hoàn toàn khác? Làm sao chúng ta có thể đào tạo được những con người “khổng
lồ” trong khi chúng ta còn thiếu những con người làm tiền đề cần thiết cho sự
phát triển toàn diện của họ.
Tóm
lại, trong bất thời đại nào, trong bất cứ một nền giáo dục nào, người thầy luôn
luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người.
Tuy nhiên, người thầy phải có tâm huyết và mục tiêu đúng đắn để định hướng tốt
cho các thế hệ kế thừa. Riêng đối với Phật giáo, việc giáo dục con người luôn
luôn hướng đến đáp ứng đủ hai phương diện: tài năng và giới hạnh. Bởi vì, hơn
bao giờ hết, điều mà Phật giáo cần nhất vẫn là những con người có đầy đủ phẩm
hạnh và giải thoát, tình thương và hiểu biết để làm lợi ích thực sự cho đời. Và
đó cũng chính là mục đích cao cả mà các bậc thiền sư như Sengai muốn cho các
học trò của mình đạt tới vậy.
Tác giả bài viết: Hoài Phong
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự