Đó là mục đích của người con Phật hành đạo trên quê hương của Bồ Tát Thích Quảng Đức này. Địa hình đồi núi ở nơi đây rất dốc, dễ bị rửa trôi và sạc lở, cùng với yếu tố sông ngoài ngắn và dốc, chế độ nước lên xuống bất thường, là những nguyên nhân gây trụt đất, sạc lở đất hằng năm.
Nhân dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, một trong các hình thức đó
là trồng nông sản trên nương, rẫy, chủ yếu là các loại cây ngắn ngày.
Vùng đất Tu Bông này mưa gió rất nhiều, đa phần các cây
ngắn ngày không có tính chất giữ đất mặt khi mưa xuống.
Như vậy, được vài năm thì đất trở nên xấu đi và không
thể duy trì canh tác được, dẫn đến đất rừng bị bỏ trống. Nó trở thành nguyên
nhân gây ra trụt, sạt lở đất đồi núi.
Vào năm trước, trụt đất đã làm chết 3 mạng người làm nương rẫy, 2 người tìm được thi thể, còn lại 1 người bị chôn vùi trong đất cát tìm không thấy.
Thấy cảnh thương tâm như vậy, Đại Đức Giác Hạnh, luôn ấp ủ một nguyện vọng phục
hồi lại rừng trên quê hương của Bồ Tát Thích Quảng Đức này.
Đến nay nhân duyên đã đủ Đại Đức bắt đầu vào công cuộc
phục hồi rừng. Mặc dầu trời mưa gió do áp thấp nhiệt đới gây ra, nhưng các Sư cùng
Phật tử vẫn đội mưa mang cây lên rừng để hoàn thành ước nguyện. Bây giờ nó là rừng
tái sinh, mai này nó là rừng nguyên sinh.
Nhận thấy việc làm ích lợi, những người có nương rẫy
không còn canh tác nữa đã nhường lại nương rẫy cho dự án trồng rừng này.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự