Huyền Quang (1254-1334) tên thật là Lý Đạo Tái, người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272 (hay 1274) và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử.
Phép thử của Vua Trần Anh Tông
Theo sách Tam tổ thực lục, Vua Trần Anh Tông lúc ấy là một vị vua trẻ tuổi, mới đăng quang chưa lâu. Nghe triều thần có kẻ dèm pha Huyền Quang còn trẻ như thế, chắc gì đã là một vị chân tu, lại đứng đầu các hàng tăng ni, phật tử, e rằng thiên hạ sẽ sinh ra dị nghị. Thế là, một hôm, vua nói với các đại thần: "Người ta sinh ra ở đời, cõng khí âm mà ôm khí dương, ăn của ngon, yêu sắc đẹp, người nào có tình dục ấy. Người ta vì dốc lòng học đạo mà phải ức chế, nhưng chỉ ức chế một phần tình dục ấy mà thôi. Nay xét lão tăng Huyền Quang sinh ra sắc sắc - không không, yên lặng như nước không sóng, trong sáng như gương không bụi, như vậy là sự ấy ức chế được tình dục hay không có tình dục".
Lưỡng quốc trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tâu: "Hoạ hổ, hoạ bì nan hoạ cốt, tri nhân, tri diện, bất tri tâm (tức là vẽ hổ vẽ da khó vẽ được xương; biết người biết mặt không biết được lòng dạ). Bệ hạ hãy sai người thử xem thì mới biết thực, hư".
Nhà vua liền tiến hành kế mỹ nhân làm lung lạc Huyền Quang. Và khi đó, cung
nhân có sắc đẹp quyến rũ cùng tài văn thơ là Điểm Bích được chọn. Vua Trần
Anh Tông chỉ dụ cho Điểm Bích phải lấy được ít nhất một nén vàng
trong số vàng nhà vua đã tặng Huyền Quang, để làm bằng chứng.
Lấy được vàng... vì làm phúc
Điểm Bích vâng
lệnh nhà vua đi Yên Tử tìm gặp sư Huyền Quang. Theo Truyền thuyết Việt
Huyền Quang vốn lòng độ lượng, chẳng nỡ chối từ. Vả lại, trời đã tối, xung
quanh lại vắng vẻ, cô gái biết đi đâu bây giờ. Thiền sư bèn bảo chú tiểu sắp
sếp cho cô gái một chỗ nghỉ ở gian bếp bên cạnh thiền trai.
Đêm ấy, như thường
lệ, Thiền sư Huyền Quang vẫn ngồi đọc kinh niệm Phật, mãi tới khuya mà chưa đi
ngủ. Ở bên ngoài thiền trai, có tiếng cô gái rên rỉ. Tiếng rên rỉ mỗi lúc
mỗi to khiến Huyền Quang phải bỏ quyển kinh xuống lắng nghe, rồi đi sang gian
trái, đánh thức chú tiểu dậy, nói đi hỏi cô gái xem sự thể thế nào. Cô gái nói
rằng mình sợ ma và kẻ cướp bất thình lình lẻn đến, nên không ngủ được. Chú tiểu
vào báo. Bất đắc dĩ, Huyền Quang phải nói chú tiểu cho cô gái vào phòng khách
nghỉ tạm.
Chừng lúc lâu sau,
khi chú tiểu đã về gian trái ngủ lại và Thiền sư Huyền Quang cũng thôi
không đọc kinh, chuẩn bị đi nằm, thì ở gian khách lại vẳng ra lời cầu cứu khẩn
thiết của người con gái. Cực chẳng đã, Huyền Quang lại phải thắp nến và bước ra
khỏi trai phòng. Vừa mở cửa, qua ánh nến le lói, Huyền Quang thấy ngay người
con gái ăn mặc lả lơi, nên nhà sư quay mặt đi, lùi lại trai phòng.
Cũng lúc ấy, cô gái (tức Điểm Bích) bật dậy, chạy vào theo. Huyền Quang nghiêm
nét mặt lại, hỏi: "A di đà Phật! Nàng là ai? Tại sao đêm hôm dám đường đột
vào đây để quấy rối kẻ tu hành? Nếu không mau mau cải tà quy chính, ta sẽ hô
hoán lên, chú tiểu sẽ cầm lá dắt tay ra khỏi đây ngay bây giờ".
Thấy không thể lung lạc được Thiền sư, Điểm Bích đã kín đáo sửa lại trang phục và đổi ngay sang thái độ khác. Nàng ta vội vàng quỳ xuống rồi khóc lóc như mưa, vừa khóc vừa bịa hẳn ra một câu chuyện như thật. Điểm Bích kể rằng cha nàng làm quan ở một huyện vùng duyên hải. Màu tháng năm vừa qua cha nàng đi thu thuế được ba ngàn quan, cho lính tải về kinh, nhưng dọc đường bị bọn cướp đón đường cướp sạch. Quan trên thương tình cho cha nàng khuất lại đến cuối năm. Hiện nay, gia đình nàng đã bán hết tư trang điền sảng nhưng mới bù được một nửa, còn lại một nửa, nay phải chia ra mỗi người mỗi nơi đi quyên góp cho đủ.
Huyền Quang nghe chuyện, trầm ngâm suy nghĩ rồi nói: "Thôi nàng đừng khóc
nữa. Ngày mai ta sẽ tiến triều, tâu lại với nhà vua, xin nhà vua tha tội cho
cha nàng".
Không ngờ câu
chuyện lại xoay như thế, Điểm Bích vội vàng khóc to thêm lên, rồi vừa lạy vừa
xin: "Bạch hòa thượng! Bạch hòa thượng! Xin Hòa thượng chớ vội lên kinh.
Chỉ sợ đến tai Hoàng thượng thì chẳng những việc không thành mà có khi còn liên
lụy đến cả quan trên của cha thiếp nữa. Thiếp chỉ xin Hòa thượng rủ lòng
thương, cho cha thiếp ít tiền bạc để lo tiếp công việc mà thôi ạ".
Huyền Quang chợt nhớ có 10 nén vàng nhà vua cho chưa biết để làm gì, bèn lấy rồi đưa cả cho Điểm Bích.
Lời ngụy biện và đạo pháp thấu trời đất
Nhận được vàng, Điểm Bích vội vã quay về triều và giao vàng cho Vua Trần Anh Tông. Để nhà vua tin, Điểm Bích đọc lên một bài thơ nói là của Huyền Quang đã làm tặng mình trước khi phá giới. Nguyên bài thơ đó như sau: "Vằng vặc trăng mai ánh nước / Hiu hiu gió trúc ngâm sênh/ Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ/ Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình".
Vua nghe xong bực mình thốt lên: "Nếu việc ấy có thực thì ta đã đạt được mưu kế giăng lưới bắt chim. Nếu việc ấy không có thì Huyền Quang cũng không tránh khỏi sự nghi ngờ".
Nhà vua liền sai mở hội Vô Già ở phía Tây đô thành và sai sứ đi Yên Tử mời Huyền Quang về làm án pháp. Huyền Quang tới, thấy bầy biện vàng lụa, các món mặn, liền biết mình đã bị thử thách. Nhà sư thở dài, lên xuống đàn ba lần rồi bái vọng ra mười phương, khấn: "A di đà Phật! Xin Trời, Phật chứng giám, phù hộ độ trì. Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống âm ty địa ngục, còn nếu không, thì xin cho lụa vàng bay đi và những cỗ mặn kia hóa thành cỗ chay tất cả". Ngay lúc ấy, một đám mây đen xuất hiện, gió nổi lên, các tạp vật bay đi hết, chỉ còn lại đèn nhang và đồ cúng chay.
Vua thấy Huyền Quang đạo pháp thấu đến trời đất liền vái tạ lỗi, đồng thời
giáng Điểm Bích làm nô tỳ, quét chùa Cảnh Linh trong cung.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự