Để
có được sự tập trung, đúng hướng trong phát triển kinh tế, Ban chấp hành Hội
luôn đoàn kết và thống nhất cao, tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm
nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới.
Hội thường xuyên củng cố và kiện toàn bộ
máy cán bộ chi, tổ hội có uy tín và năng động, tích cực tuyên truyền vận động hội
viên và nhân dân chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước. Đồng thời tích cực tham gia lao động sản xuất, chuyển giao
KHKT, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, tạo bước chuyển trong cơ
cấu sản xuất nông nghiệp.
Để
giúp hội viên có hướng đi đúng trong phát triển sản xuất, kinh doanh, trong năm
Hội kết hợp với các ngành chuyên môn và trung tâm dạy nghề của huyện mở được 4
lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường…
thu hút trên 170 hội viên tham gia. Nhằm tạo điều kiện cho hội viên có vốn đầu
tư sản xuất, đến nay Hội thành lập 4 tổ đứng ra vay tín chấp với Ngân hàng
chính sách xã hội huyện cho 135 hộ vay với tổng dư nợ là 600 triệu đồng; tiếp
nhận 35 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân của huyện Hội cho 7 hộ hội viên vay.
Chế biến gỗ ép tại xã Đồng Tân- Hữu Lũng
- Ảnh: Đ.B
Ngoài
ra, Hội còn hợp đồng mua phân bón trả chậm với Chi nhánh Vật tư huyện với tổng
số 60 tấn phân bón cho hội viên đầu tư sản xuất. Có vốn, hội viên đầu tư vào
mua sắm máy móc, giống cây trồng, vật nuôi, trang thiết bị phục vụ sản xuất
như: máy bơm, máy cày tay, máy tuốt lúa liên hoàn, lợn nái sinh sản,...
Được
các cấp hội tạo điều kiện, sự nỗ lực tìm tòi học hỏi, sáng tạo của hội viên,
nguồn vốn vay được hội viên sử dụng đúng mục đích. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều
mô hình kinh tế VAC, VACR, các cơ sở sản xuất - kinh doanh vừa và nhỏ làm ăn có
hiệu quả. Qua đó, nhiều hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đã có nhiều hộ
sản xuất - kinh doanh giỏi với mức thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng/năm.
Điển
hình như hộ hội viên Bùi Văn Thảo, thôn Trại Điếm với mô hình kinh doanh vật
liệu xây dựng cho thu nhập 200 triệu đồng/năm; Đỗ Thị Từ, thôn Duyên Tiến với
mô hình chăn nuôi lợn, thu nhập 70 triệu đồng/năm; Nguyễn Văn Lai, thôn Tự
Nhiên với mô hình chăn nuôi bò, gà thu nhập 120 triệu đồng/năm; Phùng Văn Hinh,
thôn Duyên Tiến, với mô hình chăn nuôi lợn, cá cho thu nhập 60 triệu/năm….
Nhiều hộ sản xuất - kinh doanh có hiệu quả đã giúp về giống, kĩ thuật cho những
hội viên còn nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó,
công tác làm đường giao thông liên thôn, nạo vét mương máng phục vụ sản xuất
được chú trọng. Trong năm, Hội đã tiến hành tu sửa được 13.452 m đường liên
thôn, thu hút 450 hội viên tham gia với 1.120 ngày công đóng góp; tham gia xây
dựng các công trình công cộng của thôn với 300 công, tính giá trị khoảng 15
triệu đồng.
Với
những biện pháp và cách làm phù hợp, có hiệu quả trong phong trào phát triển
kinh tế của Hội đã góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn mới. Tỉ lệ hộ nghèo giảm,
đến nay Hội chỉ còn 4 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo, không có hộ đói. Số hộ có thu
nhập cao ngày càng tăng, hiện có 50 hộ thu nhập từ 50-70 triệu đồng/năm. Trong nhiều
năm qua, Hội nông dân xã Nhật Tiến liên tục được công nhận là đơn vị trong sạch
vững mạnh.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự