Theo báo cáo sơ
kết của Trung ương, qua 2 năm thực hiện Đề án đã có gần 800 ngàn LĐNT được học
nghề, tỷ lệ LĐNT có việc làm sau học nghề ở 54 tỉnh, thành đạt trên 70%. Cùng
với đó, trong 2 năm qua, đề án cũng đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức thí điểm
các mô hình dạy nghề và đặt hàng dạy nghề cho LĐNT, xây dựng được một số mô
hình tiên tiến.
Tại nhiều địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phân công rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện công tác dạy nghề. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho người học sau khi học nghề để tổ chức sản xuất, kinh doanh…
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Lạng Sơn
Hội nghị cũng đã tập trung phân tích, làm rõ một số tồn tại, hạn chế như: còn 1 tỉnh chưa xây dựng, phê duyệt Đề án; nhiều xã chưa hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chưa đạt chỉ tiêu về số lượng dạy nghề cho LĐNT; 9 tỉnh, thành không đạt mục tiêu tỷ lệ LĐNT học nghề có việc làm theo mục tiêu của Đề án; vẫn còn tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học; chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Tại Lạng Sơn, năm 2011, tỉnh đã tổ chức 81 lớp dạy nghề cho LĐNT trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 2.572 người, tập trung học các nghề nông nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp như kỹ thuật trồng nấm ăn, trồng rừng, kỹ thuật chăn nuôi gà, kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp. Sau dạy nghề, trên 70 % học viên có việc làm và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất kinh doanh tại địa phương, gia đình, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Hội nghị cũng đã tập trung nghe tham luận của một số bộ, ngành, doanh nghiệp, một số tỉnh thực hiện mô hình thí điểm, đánh giá hiệu quả và phương hướng giải quyết các tồn tại trong công tác dạy nghề cho LĐNT hiện nay.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, các địa phương khẩn trương khắc phục những tồn tại đã nêu và yêu cầu các địa phương chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền sâu rộng hơn nữa hiệu quả của dạy nghề cho LĐNT, đặc biệt tới cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cấp xã và LĐNT; Ban chỉ đạo thực hiện đề án các cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Các địa phương khẩn trương tổng kết công tác dạy nghề cho LĐNT, chậm nhất đến giữa tháng 2/2012 tổ chức xong.
Sau kết luận hội nghị của Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Tô Hùng Khoa đã quán triệt lại một số vấn đề đối với các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện đề án cấp tỉnh, các huyện, thành phố. Đồng thời giao cho Sở LĐTB&XH tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh hướng dẫn các huyện, thành phố tổ chức tổng kết thực hiện đề án theo thời gian yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự