Cán bộ đội QLTT số 2 kiểm tra nhãn mác hàng hóa tại Đồng Đăng
Nghị quyết
11/NQ-CP ngày 24/2/2011, của Chính phủ ban hành như một tấm lá chắn ngăn cơn
gió mạnh của thị trường vàng, tiền tệ xăng dầu đang có những biến động tiêu
cực. Trên thế giới cũng như ở trong nước không ít nhà nghiên cứu đặt câu hỏi,
không biết đây có phải là một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ mới.
Thời điểm
này giá những mặt hàng nhạy cảm biến động, kéo theo giá sinh hoạt tăng cao, nếu
không có biện pháp ngăn chặn sẽ dễ dẫn tới đầu cơ tích trữ lũng đoạn thị
trường. Trong tình huống ấy tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội là những giải pháp cấp bách được Chính phủ đưa ra
nhằn hạn chế thấp nhất những tiêu cực do giá cả gây ra.
Đối với Lạng Sơn, là một tỉnh miền núi biên giới, có hoạt động xuất nhập khẩu và thị trường biên mậu rất sôi động. Đây cũng là một lợi thế nhưng cũng không ít những tác động xấu như dễ bị hiệu ứng dây chuyền của thị trường, dễ tạo ra thị trường ảo, nhiều tư thương có thể điều tiết thị trường tiền tệ, vàng gây xáo động về thị trường. Điều đó nếu xảy ra sẽ có những tác động không tốt đến thị trường trong nước.
Xác định
những bất ổn thị trường có thể xảy ra, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã tập
trung đề ra các giải pháp cấp bách. Đối với những mặt hàng nhạy cảm như vàng,
xăng dầu, đây là những mặt hàng được Chính phủ nhắc trong Nghị quyết 11 như một
loại hàng hoá đặc biệt. Để quản lý tốt thị trường xăng dầu, Chi cục đã chỉ đạo
các đội quản lý thị trường thắt chặt khâu kiểm tra, tập trung vào kiểm soát giá
cả, gian lận để tránh để người dân bị thiệt thòi trong chi phí đầu vào.
Với mục
đích gián tiếp giúp người dân tiết kiệm chi tiêu, Chi cục đã phối hợp cùng cơ
quan chức năng liên tục kiểm tra đo lường xăng dầu. Theo dõi về giá cả kể
cả giá xăng dầu ngoài nước để tránh tình trạng buôn lậu qua biên giới gây mất
ổn định. Tính từ khi ban hành Nghị quyết 11 các đội đã kiểm tra trên 400 lượt
các mặt hàng tiêu dùng trong đó có xăng dầu. Qua kiểm tra đã chấn chỉnh, yêu
cầu các cây xăng đảm bảo cung ứng, bán hàng chất lượng ra thị trường, chống
gian lận, móc túi khách hàng.
Mục tiêu là tạo thị trường lành mạnh, giúp người
dân tiết kiệm, giảm chi tiêu, chống lãng phí. Với thị trường vàng, trước tình trạng
lạm phát nhiều người dân đổ xô đi mua vàng. Trên thị trường hình thành mối quan
hệ hàng- vàng. Nắm được xu thế đó Chi cục Quản lý Thị trường đã thắt chặt khâu
kiểm tra, nắm chặt các cửa hàng buôn bán vàng, quản lý trên cơ sở chất lượng,
doanh thi điều kiện kinh doanh vừa thực hiện chức năng quản lý kiểm soát thị
trường vừa tuyên truyền trong dân chống xu thế vàng hoá, đô la hoá.
Cách làm
của Chi cục là thắt chặt, nắm thông tin, quản lý lưu thông của các mặt hàng đặc
biệt, kể cả lưu thông trên thị trường giáp biên. Từ kiểm tra đã có tuyên truyền
nhắc nhở chấp hành Nghị quyết 11. Cùng với quản lý kinh doanh các mặt hàng đặc
biệt, Chi cục xác định chống buôn lậu gian lận thương mại, chống hàng kém chất lượng,
hàng giả cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện Nghị quyết 11.
Bằng chính
công tác nghiệp vụ Chi cục đã phối hợp với các hãng sản xuất điện thoại, đồ
điện dân dụng, mỹ phẩm để xác định hàng thật hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí
tuệ làm lành mạnh hoá thị trường để người dân hưởng lợi. Chị Nguyễn Thanh Dung,
giảng viên Trường Đại học Sư phạm 1 cho biết, khi lên Lạng Sơn, tôi thấy các
mặt hàng đều ổn định, không chèn ép khách hàng, không khan hiếm vì vậy tôi cho
rằng đây là một thị trường lành mạnh sẽ thu hút tốt khách du lịch.
Ý kiến cá nhân của chị đã phần nào khái quát về thị trường Lạng Sơn trong đó có sự đóng góp tích cực của quản lý thị trường. Và đóng góp ấy đã tích cực đưa Nghị quyết 11 thiết thực phục vụ đời sống nhân dân.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự