Làm quen với môi trường quân đội được hơn 2 tháng, nhưng chúng tôi cảm nhận được ở mỗi chiến sĩ sự chững chạc, tự tin và ánh lên bản chất người lính “Bộ đội Cụ Hồ” qua mỗi cử chỉ, hành động.
Cán bộ, chiến sĩ Phân đội 9, đoàn Hoài Ân trong giờ học điều lệnh
Đơn
vị nằm cạnh nơi đầu nguồn sông Thương, mùa này dòng sông xanh trong hiền hòa
như chính màu xanh bình dị của những người lính nơi đây vậy. Ngoặt vào lối rẽ,
con đường dẫn đến đơn vị rực rỡ sắc màu của các loài hoa do chính bàn tay và mồ
hôi công sức của cán bộ, chiến sĩ Phân đội 9 làm nên.
Trên bãi tập ông trời
đang vãi cái nắng rừng rực xuống như muốn thiêu đốt cỏ cây, vậy mà từng tốp
chiến sĩ vẫn say sưa, miệt mài thực hiện từng động tác. Tôi cảm nhận được những
bước chân của các chiến sĩ đang dập trên đường băng theo nhịp đập trái tim
những người lính trẻ. Khí thế hào hùng của bao thế hệ đi trước, đã viết nên bản
hùng ca bất hủ trong những năm chống Mỹ cứu nước, như đang dội về trong họ.
Để
hôm nay, thế hệ nối tiếp thế hệ dù mỗi người một miền quê khác nhau, nhưng với
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thân yêu, họ hội tụ về đây để cùng nhau thi đua rèn
đức, luyện tài viết tiếp bản hùng ca của đoàn Hoài Ân anh hùng năm xưa qua các
trận đánh đã đi vào huyện thoại. Gạt vội những giọt mồ hôi đang lăn dài trên
gương mặt hằn màu nắng gió thao trường, chiến sĩ trẻ Hoàng Anh Công, chàng trai
dân tộc Nùng ở xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn chia sẻ: “Những ngày đầu sống
trong môi trường quân đội, em thấy nhiều cái bỡ ngỡ lắm. Từ đi lại, nói năng
xưng hô… cũng điều được “điều lệnh hóa”, nhưng rồi những lúng túng ban đầu cũng
“tan” đi, để nhường chỗ cho sự tự tin, chững chạc trong mỗi người”.
Phân đội 9,
có bề dầy truyền thống trong huấn luyện chiến sĩ mới qua các năm. Năm nào cũng
vậy, trước khi tân binh về đây đều được đơn vị chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, từ
khâu tiếp đón đến chuẩn bị nơi ăn chốn ở cho bộ đội, nhất là tình cảm giữa cán
bộ và chiến sĩ luôn coi nhau như anh em một nhà.
Những chiến sĩ khi đã về đây luôn được cán bộ các cấp yêu thương đùm bọc, khi ốm đau được quan tâm chăm sóc, thăm hỏi động viên bón từng thìa cháo, chia sẻ niềm vui chung khi nhận được thư nhà…
Từ những cử chỉ tưởng chừng như nhỏ ấy, cũng góp phần làm ấm lòng bao cán
bộ, chiến sĩ đơn vị để họ an tâm công tác, cùng nhau đoàn kết xây dựng đơn vị.
Có lẽ từ những tình cảm thân mật ấy, đã góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết nhất
trí cao qua từng hành động trong mỗi người. Dù từ nhiều miền quê khác nhau
trong tỉnh, nhưng khi bước chân về đây, bài học đầu tiên với họ là về tình
thương yêu đồng đội.
Có nhiều chiến sĩ do trình độ văn hóa thấp, tiếp thu các
nội dung còn chậm, nhưng với phương châm người biết nhiều chỉ cho người biết
ít, người biết ít chỉ cho người chưa biết. Rồi cùng nhau tích cực đoàn kết thi
đua học tập qua mỗi nội dung, đi sâu vào từng động tác nhỏ để sau hơn hai
tháng, đằm mình với các khoa mục huấn luyện trên thao trường cũng như ở giảng
đường, mỗi người lại thấy mình chững chạc hơn, rắn rỏi hơn nhờ môi trường “kỷ
luật sắt” của quân đội hun đúc, tôi luyện họ trở thành những anh “Bộ đội Cụ
Hồ”, cùng nhau chắc tay súng để canh giữ đất trời quê hương xứ Lạng anh
hùng.
Vì nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, nhiều người đã giấu chặt bao nỗi niềm riêng tư để tích cực rèn luyện trở thành những chiến sĩ huấn luyện giỏi; góp phần đưa Phân đội 9 nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị huấn luyện giỏi, năm 2010 vừa qua, được cấp trên tặng danh hiệu đơn vị quyết thắng.
Rời thao trường Phân đội 9, khi mặt trời đã gần đứng bóng, đọng lại trong tôi là những ánh mắt nụ cười của những người lính trẻ trên thao trường, đang thực hiện động tác điều lệnh. Chiếc xe đã lăn bánh sang bên này sông Thương, nhưng những tiếng hô xung phong trên thao trường của những người lính trẻ vẫn vang lên dưới trưa hè nắng cháy.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự