Nietzch cũng đã nhận xét: “ Phật giáo không kích thích người ta làm chiến tranh
chống các tôn giáo khác. Điều cảm động nhất, chính là ở chỗ giáo lý nhà Phật
chống lại tư tưởng phục thù hằn hộc” ( tài liệu tham khảo quyển phong trào
đấu tranh Phật giáo 1963) .
Lâu nay, đa số người Việt
Tuổi trẻ, tuổi của sự hiếu động,
thích chinh phục, chưa nghĩ đến chuyện bình an. Rất nhiều bạn trẻ cho rằng, cảnh
chùa là nơi bình yên cho những tâm hồn cần sự tĩnh lặng sau những năm tháng mệt
mỏi, bon chen giữa cuộc đời đầy nhiễu nhương. Tuổi trẻ thời nay ngược lại, luôn
muốn chứng tỏ mình trong mọi hoàn cảnh, trong mọi môi trường,… Vì vậy, tâm trí
họ luôn nuôi dưỡng những ý nghĩ táo bạo đến bất ngờ. Họ thường tìm đến những nơi
hấp dẫn có tính cạnh tranh để chứng tỏ tài năng và thi thố, giúp cho uy tín và
thanh danh.Từ đó tài năng của mình mới được xã hội thừa nhận .
Vậy thì, giáo pháp của Đức Phật giúp
ích gì cho tuổi trẻ? Đây là điều mọi người con Phật cần ưu tư để làm sao chốn
thiền môn có thể tạo được môi
trường “Hấp Dẫn” khiến cho giới trẻ phải chú ý, làm cho không chỉ “ Già vui
chùa” .
Thật ra, Phật
giáo đâu chỉ dành cho riêng ai, không có người nào hay tổ chức nào tự cho mình
có quyền quyết định sự hưng thịnh của Phật pháp bằng những nỗ lực đơn lẻ đầy
sáng suốt của mình. Tất cả chỉ dừng lại ở chỗ góp phần làm cho Phật pháp hưng
thịnh giữa thế gian mà thôi .
Nếu lập luận này
có lý, thì mọi suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ ngày nay có liên quan đến Phật
giáo (đúng chánh Pháp ) đều góp phần làm hưng thịnh giáo Pháp, nghĩa là tự nó có
tác động mạnh mẽ và tích cực, chứ không nhất thiết phải có một sự nâng đỡ toàn
diện của bên ngoài, bất chấp mọi sự ngăn cản đối với ham muốn trần thế. Phật
Pháp một khi đã hấp dẫn và thấm sâu vào tâm trí thì chính họ là một hình ảnh đẹp
giữa thế gian, một điểm son cho tha nhân soi chiếu.
Người Phật tử đến
với đạo Phật, nương tựa Tam Bảo để tìm một phương pháp vượt thoát khổ đau, hoàn
thiện nhân cách bằng cách thực hành ngũ giới nhằm thiết lập hạnh phúc gia đình,
góp phần đem lại an vui cho xã hội. Từ lúc còn thanh niên, mỗi chúng ta phải cất
mình ra khỏi cổng nhà cha mẹ, bắt tay vào việc cạnh tranh, chiến đấu với đời, từ
đó những tánh xấu, tham lam, sân hận … càng ngày tập nhiễm càng sâu đến đen tối
cả tâm hồn. Lúc tuổi già, muốn gội rửa nó là cả một sự khó khăn. Như chiếc áo
trắng đã nhuộm chàm, muốn giặt tẩy trắng lại không phải là việc dễ. Đang khi tâm
hồn khoáng đãng của tuổi thanh xuân mà gặp tình thương vô bờ bến của tâm lượng
Từ Bi thì …, Ôi! Sung sướng nào hơn nữa.
Mạch sống của thế
hệ trẻ thời hiện đại ngày nay hình như cũng đang trôi nhanh hơn. Họ không như
những thế hệ trước. Trông họ có vẻ năng động hơn, hăng say với công việc hơn, họ
chinh phục được thiên nhiên ,… Và chốn bộn bề đó, có quá nhiều người đam mê danh
vọng, tiền tài, con người càng xa rời khả năng chinh phục bản thân đồng nghĩa họ
trở thành nô lệ cho sự ích kỷ, dục vọng … Không ít những em lẽ ra tương lai sáng
lạng nhưng bị gục ngã bởi danh lợi để rồi đánh mất tương lai của mình. Đó là
chưa nói đến vấn đề rơi vào cạm bẫy Ma Tuý, một tệ nạn xã hội đang báo động…
Thực ra, thiếu
thốn trầm trọng nhất của tuổi trẻ thời hiện đại là thiếu thốn tinh thần chứ
không phải thiếu thốn tiện nghi vật chất. Chính vì vậy, giới trẻ bây giờ thường
chạy theo chủ nghĩa thực dụng, chỉ biết tôn thờ sức mạnh của đồng tiền mà quên
hết nghĩa nhân. Chính vì tham, sân, si thúc đẩy, có người trở thành kẻ trộm
cướp, giết người …
Phần đông tuổi
trẻ đều nuôi mộng to. Xưa nay biết bao người khi đứng ngoài vòng sắc, tài, danh
vọng, họ đều là bạn tốt, chồng hiền, con hiếu … nhưng đến lúc bị sắc, tài, danh
vọng làm lòa mắt, họ trở thành con bất hiếu, chồng phụ bạc, người phản bạn … Bao
nhiêu cặp thanh niên đã sa vào tình trạng bế tắc và tuyệt vọng? Bao nhiêu cặp
thanh niên đã tự tử vì giấc mộng không thành ?
Thưa quí vị! Lòng
ham muốn của tuổi trẻ không cùng tận, nếu mở khuôn luân lý đạo đức cho nó mặc
tình bay chạy thì thế giới này sẽ trở thành địa ngục, con người không còn nhân
phẩm nữa. Nói thế không phải cấm đoán tuổi trẻ không cho ham muốn, ở đây chỉ cần
xoay chiều ham muốn ấy trở thành hữu ích và hướng thiện là tốt .
Chính Đức Phật đã
đưa ra những phương cách mà Ngài đã thực nghiệm thành công. Để rồi từ đó giúp
con người trong việc tự hóa giải khổ đau. Phần còn lại “ Hãy tự mình làm hòn đảo
cho chính mình”. Pháp Phật như ngón tay chỉ mặt trăng, hãy nương tựa vào đó để
vươn lên tìm chân lý và lẽ sống cho cuộc đời mình.
Phật đã đào luyện
cho đệ tử cái mộng to vô kể, tức là cái mộng chuyển thế giới khổ đau thành Cực
Lạc, xoay con người phàm tục trở nên Thánh hiền. Như vậy, cái mộng của Phật rất
to, mà càng to lại càng quí, vì nó hướng đúng đường. Chẳng hạn dùng Từ Bi để xoá
hận thù, Bố Thí diệt tham lam, Khiêm tốn ngăn ngừa tự cao - tự đại, Chánh niệm
xua phiền não… Từ đó, giúp cho con người càng gần nhau hơn, thương yêu đồng loại
hơn. Tránh được thù hằn giết chóc, thảm hoạ chiến tranh và sự tiềm tàng khủng
khiếp của vũ khí hạt nhân huỷ diệt hàng loạt tập thể con người cộng đồng, sắc
tộc người trên thế giới.
Ngoài ra, nếu
biết thực hành đức tính hỷ xả và thực hành chánh niệm, chúng ta sẽ có được nguồn
sức mạnh năng lực tạo được sự trầm tĩnh không run sợ, khiếp nhược trước mọi hoàn
cảnh khó khăn mà tuổi trẻ cần phải có để trang bị cho chính mình .
Tất nhiên, tuổi trẻ hiện đại ngày nay có những ưu tư về thế sự và có cách tiếp cận riêng để giải quyết vấn đề của họ. Và chúng ta luôn luôn đặt niềm tin vào họ. Thông thường, khi cần học chữ , người ta nghĩ ngay đến trường học, thích nghe nhạc thì nghĩ đến phòng trà; muốn tu hành học Phật thì nghĩ đến chốn thiền môn… nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Vẫn có nhiều thanh thiếu niên ít khi đến chùa nhưng có thể họ rất rành kinh điển của Nhà Phật, họ tìm hiểu giáo lý của Đức Phật qua mạng Internet, qua sách báo … Thế nhưng mái chùa vẫn là môi trường tốt cho những ai muốn tìm đến với Phật Pháp.
Thưa quí vị! Chắc
bạn cũng thừa hiểu kinh điển của nhà Phật như biển cả bao la, nền triết lý Phật
giáo như trời cao thăm thẳm. Lại nữa, thà rằng bạn không hiểu gì về Phật giáo,
còn hơn là bạn hiểu không đúng chân tinh thần của Phật giáo. Trong những lúc
chạy đua với đời, bạn đã gặp phải những bức tường chắn lối, hoặc đang hằn hộc,
đau buồn, Bạn hãy đi ngay đến chùa vì đây là nguồn an ủi vô biên của bạn. Vào
chùa, Bạn sẽ thấy Đức Phật Thích Ca trang nghiêm ngự trên đài sen, Đức Di Lặc
tươi cười thản nhiên …. Qua những hình ảnh ấy, Bạn thấy thế nào? Và gợi cho bạn
những cảm giác gì? Và còn, còn rất nhiều hình ảnh nữa không thể kể hết. Và khi
nhìn thấy những hình ảnh Từ Bi đó, bạn sẽ nghe cõi lòng mát lại, quả tim bạn đập
đều và bao nhiêu nỗi buồn phiền đã tan biến tự bao giờ. Đó là chưa nói bạn có
diễm phúc thấm nhuần giáo lý. Nếu có duyên lành, các bạn sẽ gặp những Tăng Ni
vừa hiền hòa, vừa thanh thoát, bạn sẽ được tắm mát trong dòng suối Từ Bi, bạn sẽ
bừng tỉnh dưới ánh sáng giác ngộ qua lời giảng của Tăng Ni trong giáo điển. Thế
là, còn sự buồn phiền nào đeo đẳng trong tâm hồn bạn mà không tan vỡ ?
Này người bạn
trẻ! Nếu vì buồn phiền chán nản mà anh chị đi tìm sự quên lãng trong quán rượu,
vũ trường hay trò chơi trên mạng lưới Internet thì đất nước sẽ không có một
tương lai, trái đất sẽ không có một tương lai. Và Tôi biết trái tim bạn còn đang
nóng hổi, ý chí bạn còn nguyên vẹn. Bạn hãy để cho giấc mơ nâng bạn lên cao, đưa
bạn vượt ra khỏi mọi bức tường giới hạn .
Để đạt được hoài
vọng này, các bạn hãy trông cậy vào mình, tranh đấu với mình, khi dứt sạch được
những bệnh ghiền, những phiền não… các bạn giải
thoát hiện tiền để được sự hướng dẫn chân chánh. Bạn hãy lấy giáo lý của Đạo
Phật làm tiêu chuẩn cho sự giải thoát. Phật dạy : “ Tất cả nước biển chỉ có một
vị mặn, tất cả giáo lý của ta chỉ có một vị giải thoát”. Sự chú trọng giải thoát
như thế là tuyệt đích. Cũng vì thế, giáo lý của Phật rất thích hợp với nhu cầu
khả năng của các bạn. Các bạn hãy mạnh dạn khai triển khả năng của mình càng sớm
càng tốt. Từ lâu, chúng ta luôn chạy theo những ham muốn của đời thường, không
có dịp nhìn lại thân tâm của mình, như người đi đường không định hướng, không có
bản đồ.Giật mình nhận ra: những điều chưa tốt trong đời là một sự tỉnh thức có ý
nghĩa hết sức quan trọng cho việc hướng đến sự hoàn thiện. Chính nhờ nương tựa
vào Tam Bảo với tinh thần tự giác, tự nguyện, chân thành, tha thiết, khao khát
để được qui y theo Phật, Pháp, Tăng thì ngay trong đời sống hiện tại bản thân
các bạn sẽ được an vui và tương lai có sự giải thoát. Đồng thời, bạn đang là một
thanh niên Việt
Với giới Tu Sĩ
trẻ cũng vậy. Họ vốn là con người bình thường, khác chăng là họ đang khoác lên
mình chiếc áo nâu sồng, quyết tâm hướng Phật để xây dựng một đời sống tâm linh
tốt đẹp hơn. Ngoài ra để hiểu biết xã hội mình đang sống, họ cũng học hỏi nhiều
điều từ cuộc sống bên ngoài.Việc giao lưu với những bạn trẻ đồng trang lứa là cơ
hội tốt cho họ sẻ chia, tìm kiếm sự cảm thông, tích góp thêm nguồn tri thức cho
nhân loại. Và Phật giáo Việt
Vấn đề còn lại là
thái độ của mỗi người. Trước hết chúng ta phải là người cầu thị. Thực tế không
phải tuổi trẻ nào cũng có tinh thần cầu thị như chúng ta tưởng. Những ai ham mê
tìm tòi thì kiến thức đến với họ thật dễ dàng. Trái lại, khi để bản năng làm chủ
thì ngoài thời gian cần thiết cho cuộc sống, họ chỉ đam mê những điều vô bổ.
Ngược lại, nếu họ dốc sức cho việc mưu cầu chân lý, tìm lối ra cho cuộc sống
thông qua giáo lý nhà Phật chính là một con đường hay con đường tiến bộ đúng đắn
nhất cho mọi thời đại. Hãy bắt đầu từ hôm nay đừng bỏ phí thời gian, đừng đợi
đến già thì đã muộn … Đức Phật Thích Ca ngày xưa nếu đợi sáu, bảy mươi tuổi mới
đi tu chắc ngày nay chúng ta không biết được mùi Pháp Vị là gì. Do thế, cứ học
rồi ta sẽ biết, cứ tìm rồi ta sẽ gặp! Chân lý luôn hiện diện ở phía trước
Nguồn tin: Thích An Khang (Nguồn:Phattuvietnam.net)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự