Đa
số các cụ là những người thiếu thốn tình thương, bệnh tật luôn đeo bám. Năm
2005, thấy sức khỏe các cụ sa sút, thường ốm đau do tuổi già, sư Giác Thời nảy
ra ý định xây dựng phòng y học cổ truyền, vừa điều trị cho các cụ ở nhà dưỡng
lão, vừa chăm sóc sức khỏe cho dân nghèo trong vùng.
Nhà
sư còn xây dựng phòng chẩn trị y học cổ truyền và châm cứu lấy tên “Tuệ tĩnh
đường”. Sư cô Đăng Chiếu được cử đi tham dự khóa học Đông Tây y và châm cứu.
Ngoài ra còn có nhiều phật tử phát tâm tình nguyện đến tham gia chăm sóc, cấp
thuốc, châm cứu giúp cho người già và bà con dân tộc nghèo.
Sư
cô Đăng Chiếu cho biết: “Tuy được sự ủng hộ của các phật tử gần xa, nhưng cơ sở
vật chất ở đây vẫn còn thiếu, máy móc, dụng cụ châm cứu chưa đủ đáp ứng nhu cầu
chữa bệnh của bà con...”. Mỗi ngày, phòng cấp phát khoảng 50 - 100 thang thuốc,
châm cứu cho khoảng 50 người. Ngoài việc chữa bệnh, phát thuốc, mỗi ngày nhà
bếp ở đây còn phục vụ trên 70 phần ăn cho bệnh nhân và tăng ni, phật tử.
Cụ
Long, 75 tuổi, ở nhà dưỡng lão cho biết: “Chúng tôi ở đây được chùa lo chu đáo
từ bữa ăn đến chỗ ngủ. Đau ốm, bệnh tật đều được chăm sóc tận tình, thuốc men
đầy đủ, giống như ruột thịt. Ơn nghĩa này chúng tôi không biết lấy gì đáp
đền...”.
Từ
ngày về trụ trì chùa, sư Thích Giác Thời không những xây dựng nhà dưỡng lão,
phòng chẩn trị y học cổ truyền miễn phí, mà còn tích cực tham gia các công tác
xã hội từ thiện tại địa phương. Ông Nguyễn Văn Minh, trưởng ấp Chợ Cũ cho biết,
nhà chùa đã xây dựng giúp cho địa phương 3 căn nhà tình thương, tháng 7 hàng
năm thường cấp gạo, mì gói cho người nghèo. Ngoài ra, nhà chùa luôn giúp đỡ bà
con người dân tộc Khmer nghèo những lúc bệnh tật, khó khăn.
Đại
đức Thích Giác Thời cười hiền lành: “Làm việc thiện là hướng tâm về Phật, giúp
người già được no ấm, người bệnh tật được khỏi bệnh, người cơ nhỡ có nơi nương
tựa cũng chính là tinh thần xả thân cầu đạo...”.
Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự